Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Cách nuôi chim chào mào

Chào mào (ở miền trung gọi là chim đội mũ đít đỏ vì có mào nhọn và đít màu đỏ, gọi vậy để phân biệt với loài tương tự nhưng đít có màu vàng) Loại này dễ nuôi, có thể cho ăn được rất nhiều thứ như: thịt, cám, trái cây...
Điều kiện nuôi 
Chào Mào thật đơn giản, không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây, ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, tớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam và đặc biệt là cà rốt thì rất tốt. Vì vậy Chào mào được gọi là vua của rau quả. Có thể hấp mềm rau quả cho chim ăn. Theo kinh nghiệm thì những loại rau có sắc màu đỏ sẽ giúp chim giữ đít màu đỏ đẹp cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên như cây xanh hoặc hoa hòe màu đỏ sẽ khiến chim có bộ lộng đẹp hơn.

Nuôi chim từ nhỏ

Khi còn non, cho Chào mào ăn cám chim, trộn cám đều và hơn sệt để cho ăn, ngoài ra cần cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Có thể thay sâu bằng cách cho ăn thịt heo hoặc thịt bò đều được (không nên ăn thịt sống vì dễ bị nhiễm bệnh từ gia súc). Không nên cho ăn cào cào để tránh bị bệnh giun sán.

Khi cho ăn dùng que mỏng xúc cám bón cho chim. Chim mọc đủ lông bón nhấp nhứ gần mỏ, chim đói sẽ đớp mồi, thấy chim đớp mồi thì không bón đút nữa mà bón nhấp nhứ gần mỏ cho chim tự mổ. Chim mổ quen thì nhử dần que bón xuống máng và xúc cám ở máng cho chim nhìn thấy, dần dần chim tự mổ cám ở máng để ăn.

Nuôi chim bồi
Chim bồi là chim đánh bẫy được hoặc mua từ những người khác đánh bẫy từ tự nhiên. Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tích thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của chim còn nhiều thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi,để chim không chui đầu ra gây tróc đầu chảy máu. Nếu tróc đầu chảy máu thì đừng quá lo lắng, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. 

Cách tập cho chim dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi chim ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp chim dạn hơn với chủ.
Khi nuôi được cỡ khoảng 5 tháng chim phải khá dạn và hót siêng rồi, lúc này ta nên để ý siêng tắm cho chim hơn. Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi ngay từ đầu ta nên treo nhiều chỗ khác nhau, xung quanh nhà hay đặc biệt là trên cây, việc này giúp chim làm quen với chỗ lạ,để sau này chim có thể đấu bất cứ nơi nào. Lưu ý tránh cho đấu với chim mồi khác nhiều (chỉ đôi khi cần thiết) vì đấu nhiều lần sẽ khiến chim sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu hết sức mặc dù nhìn nó vẫn đấu bình thường) Nếu có đấu với chim mồi thì không nên cho đấu lâu bởi đấu với nhiều chim mồi hay sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng. Nên cho chim đấu với con ngang lứa với nó để chim quen dần. Cách này giúp cho độ sung của chim về sau tăng lên (tránh nhất thời thấy chim sung mà cho đấu đá vô độ).

Làm chim bẫy

Trong thời gian nuôi, nếu muốn sử dụng chim dùng để bẫy sau này thì nên cho chim làm quen với sào. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì sẽ khiến chim sợ sào. Vì vậy ta cần tập để chim quen hơn. Cách thực hiện là cầm cây sao đưa tới lồng, bản năng sẽ khiến chim nghĩ mình sẽ dùng sào xua đuổi nên sẽ hoảng sợ. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần chim sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì 1 chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào khi nghe giọng chim lạ hót sẽ hót đối lại rất hăng, nếu chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi, đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. 

Nếu cho đấu mà thấy độ sung mãn của chim đấu mạnh, cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công. Còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các bạn vẫn có thể mang đi thử, theo kinh nghiệm thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận được, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Khi nuôi qua năm (một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung và đi vài lần nó sẽ sung hẳn lên, hay lên thấy rõ. Và sau thêm 1 thời gian trôi nữa, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Phụ kiện lồng chim
Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu cho chim
Chỉ nên dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh chóng và chân không bám vững khi đậu 

Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Đuôi cụt bụng đỏ

Giống như hầu hết các loài chim Đuôi cụt khác, Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha Temminck et Schlegel, 1850) cũng chủ yếu sinh sống tại các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, với thức ăn là sên, sâu bọ nhỏ, giun, côn trùng và các loài không xương sống khác. Chúng chủ yếu sống đơn độc, đẻ tới 6 trứng trong các tổ lớn hình cầu trên cây hay trong bụi rậm, hoặc đôi khi ngay trên mặt đất. Con trưởng thành của loài có đầu đen với dải lông màu hung vàng nhạt chạy từ trước mắt đến gáy, hai bên trán và đỉnh đầu nâu hung. Phần trên cơ thể có màu lục hồng, bao trên đuôi và một vệt ở cánh xanh da trời nhạt. Ở nước ta, Đuôi cụt bụng đỏ mới chỉ phát hiện ở Tam Đảo, vùng đèo Hải Vân và Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện nay do bị săn bắn nhiều nên số lượng của loài ngày càng suy giảm và được xếp ở bậc R (Hiếm) trong Sách đỏ IUCN.
Sưu tầm Tien Nguyen


200 chim quý trong sách đỏ thế giới đến ĐBSCL trú ngụ


Hơn nửa năm vắng bóng, từng đàn sếu đầu đỏ lại bay về Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp và đồng cỏ bàng ở Kiên Giang tìm thức ăn.
Chiều 9/2, lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, nơi đây đang đón khoảng 100 con sếu đầu đỏ về trú ngụ, tìm thức ăn (sếu đầu đỏ là loài chim quý có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới). Đây là tín hiệu vui cho những người làm công tác bảo tồn vùng đất ngập nước sắp được công nhận là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn. 
Sếu đầu đỏ ở đồng cỏ bàng, huyện Giang Thành (Kiên Giang)
Theo quan sát của cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim, sếu trú ngụ nhiều nhất ở khu A1 và A5. Trong đó có khá nhiều sếu vài tháng tuổi, nếu trú ngụ đến giữa năm nay đã đủ thời gian cho đàn sếu non này trưởng thành. Dự kiến trong vài ngày tới sếu đầu đỏ tiếp tục về với số lượng lên đến vài trăm con bởi nơi ăn ngủ của loài chim quý này tại Vườn quốc gia Tràm Chim này rất tốt, không bị con người xâm hại.
Chiều cùng ngày, ông Hà Trí Cao - điều phối viên Dự án Bảo tồn và khai thác bền vững đồng cỏ ở xã Phú Mỹ ở huyện Giang Thành (Kiên Giang) cho biết, sếu đầu đỏ cũng về đồng cỏ bàng với số lượng khoảng 100 con. Ban đêm, sếu vào khu vực rừng tràm để ngủ.
Suốt tuần qua những người bảo vệ sếu đầu đỏ khuyến cáo người dân trong vùng tránh gây tác động xấu đến môi trường của sếu.
Theo ông Hà Trí Cao, thời gian sếu đầu đỏ về đồng cỏ bàng năm nay trễ hơn năm ngoái khoảng hai tuần và dự kiến đến cuối tháng 5 mới bay đi.
Sưu tầm Tien Nguyen

Thú chơi chim cảnh của người Sài Gòn


Thú chơi chim cảnh của người dân Sài Gòn đã có từ lâu. Giữa nhịp  sống gấp gáp, huyên náo của phố phường, thú chơi chim cảnh ngày  càng được nhiều người tìm đến. Họ đến đây  để  tìm giây phút  thảnh thơi, thư thái cho mình.

Mỗi buổi sáng, Công viên Tao Ðàn (trong ảnh) lại rộn ràng tiếng chim hót được các thành viên CLB chim cảnh mang tới. Mỗi người tới đây đều mang theo lồng chim vừa ngồi uống cà-phê vừa ngắm và nghe chim hót trong buổi sáng trong lành. Chim ở đây có đủ loài: họa mi, chích chòe, hồng yến, hoàng yến, nhồng, cưỡng, chim khuyên, sơn ca...

Không chỉ riêng tại Công viên Tao Ðàn,  nhiều CLB chim cảnh khác cũng thường xuyên hoạt động như: CLB Lan Anh (Công viên Lê Thị Riêng); Allstar (đường Vườn Lài , phường An Phú Ðông, quận 12); Tây Lân (xã Bà Ðiểm, huyện Hóc Môn)...  Các CLB này là điểm hẹn cho những người nuôi và thích chim cảnh cùng đến thưởng thức những chú chim hót hay, múa đẹp hay "đá" giỏi được rèn giũa bởi lòng đam mê của người nuôi.

Cái thú chơi "tao nhã" này đã tạo niềm vui cho nhiều người cao tuổi. Sau những tháng năm làm việc vất vả và đến khi được nghỉ ngơi họ lại tìm niềm vui từ việc nuôi chim cảnh. Bác Ba, một cán bộ hưu trí chia sẻ: "Nói thiệt, lúc đầu mới về hưu ở nhà cũng buồn. Sau mấy người rủ chơi chim tôi thấy hay bèn đi theo. Tham gia vào rồi thấy vui  thiệt. Ðến đây có người để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và ham mê lúc nào không hay. Giờ tôi đã tìm được niềm vui và thấy người khỏe ra" .

 CLB chim cảnh không chỉ dành riêng cho những người cao tuổi, cả những người trẻ tuổi cũng bị cuốn hút vào thú vui này. Từ những người làm nghề tự do hay công chức, nhân viên văn phòng  đều tranh thủ tìm đến để bớt đi sự căng thẳng của công việc. Anh Hùng,  một kỹ sư công nghệ thông tin tâm sự: "Cả ngày ngồi trong phòng lạnh, làm việc trên máy tính đến căng cả mắt và mệt mỏi. Ðể bớt căng thẳng mỗi sáng trước giờ đi làm tôi lại tranh thủ mang lồng chim ra đây tham gia vào CLB chim cảnh. Ngồi nhâm nhi cà-phê  vừa nghe chim hót và hít thở không khí trong lành tôi thấy người khỏe ra, tinh thần minh mẫn, tạo hứng thú để bước vào công việc của ngày mới".

Những năm gần đây, thú chơi chim ở TP Hồ Chí Minh phát triển mạnh. Mỗi người tìm đến với thú vui này với những lý do khác nhau, nhưng tất cả có một điểm chung  là tìm lại sự sảng khoái tinh thần. Một ngày bắt đầu, dòng người lại hối hả giữa phố phường tấp nập và ở những điểm sinh hoạt CLB  chim cảnh vẫn sự trong trẻo với những vũ điệu và tiếng hót của những chú chim đưa con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Kỹ thuật chăm sóc chim cảnh

Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng riêng, và vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc thích hợp. Tuy nhiên, có một số lưu ý chung, bạn có thể tham khảo trước khi chọn mua một con chim về nuôi. Dưới đây là một số kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo. 

Chăm Sóc Chim Cảnh:
Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng riêng, và vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc thích hợp. Tuy nhiên, có một số lưu ý chung, bạn có thể tham khảo trước khi chọn mua một con chim về nuôi. Dưới đây là một số kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo.

Chọn mua chim cảnh:
Trước tiên bạn phải chắc rằng chú chim bạn chọn là một chú chim khỏe mạnh. Một chú chim bị bệnh thì chẳng có lợi gì cho dù giá có rẻ như thế nào đi nữa. Khi chú chim thể hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào thì lúc đó ta biết rằng căn bệnh thường đã chuyển biến phức tạp. Nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác.

Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.

Mua lồng chim:
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.

Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.

Chăm sóc chim cảnh:
Chế độ ăn của chim khác nhau rất nhiều theo từng loại chim, nhưng có một quy luật cơ bản là thức ăn cho chim chỉ nên bao gồm dưới 50% các loại hạt và các loại quả hạch. 50% còn lại nên là rau cải, lá xanh, trái cây, một ít phô mai, thịt ít mỡ đã nấu chín, trứng luộc và những thức ăn của con người thêm một ít nguồn vitamin dạng bột. Nhiều loài chim rất thích sữa chua.

Nếu chú chim của bạn không thích thử thức ăn mới, thử cắt trái cây và rau củ thành những miếng nhỏ như hạt đậu. Đôi khi trộn chúng vào hạt có thể làm cho chim ăn. Bạn có thể cắt bớt khẩu phần hạt của chim một ít. Người ta nói “Đói là loại thuốc thèm ăn tốt nhất”. Cắt bớt khẩu phần đậu của nó gần hết cả ngày cũng được, chỉ cho ăn 1 tiếng buổi sáng và 1 tiếng buổi tối. Suốt cả ngày ta sẽ chỉ cho nó ăn trái cây và rau củ. Nếu nó hơi đói một chút, nó sẽ thử thức ăn mới.

Ở trong thiên nhiên, chim ăn nhiều loại hạt hạch, những miếng thịt nhỏ, thỉnh thoảng còn ăn trứng của chim khác. Vậy làm thế nào để ta gắn liền sự khác biệt này? Quy luật cơ bản là nếu thực phẩm nào tốt cho người thì nó cũng tốt cho chim. Chim thích mì Ý hay một ít thịt gà. Trứng luộc kỹ cũng là một món khoái khẩu của chúng. Quả hạnh nhân, quả óc chó, hay những loại quả hạch khác cũng tốt nếu cho ăn với số lượng ít. Nhiều loại chim thích phô mai và sữa chua. Thức ăn cho khỉ cũng là một món ngon và là một nguồn protein tuyệt vời cho chim. Nó luôn có sẵn ở hầu hết các tiệm bán thú cưng. Mai mực và những miếng khoáng chất là nguồn canxi tốt cho chim.

Ngoài ra còn phải chắc chắn cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim. Một số loài như vẹt xám Australia và chim budgies, uống rất ít nước và có thể hấp thu vitamin dạng bột được trộn vào thức ăn ẩm.


Giữ an toàn cho chim:
Những người đã nuôi mèo con hoặc chó con đều biết chúng là những thú cưng nghịch ngợm, thích khám phá có khuynh hướng tìm kiếm tất cả những vật dụng có sẵn trong nhà. Từ những kinh nghiệm đối với chó mèo, ta có thể sẽ sẵn sàng hơn trong việc giữ an toàn cho chim trong nhà của chúng ta. Hãy đặt lồng chim ở những chỗ an toàn nhất để chúng không bị sợ hãi khi thấy bóng dáng của các vật nuôi khác.
Không giống như chó và mèo, chim có thể bay. Chim hay bay vào cửa sổ hay cửa kiếng, tự làm bị thương chính mình. Giấy decal hay màn cửa giúp chim có hể thấy được và tránh không đâm vào.

Ngay cả một chú chim có lông cánh bị cắt cụt vẫn có thể bay một cách kích động dẫn đến tai nạn trong nhà. Quạt trần rõ ràng là thứ nguy hiểm nhất, nhưng những vật dụng máy móc khác cũng không kém phần nguy hiểm. Chim có thể gặp nguy hiểm khi rơi vào máy nhào bột chạy điện trong bếp. Chúng có thể bay và đáp xuống những bề mặt nóng hay nước sôi. Hãy chuẩn bị cho những bất ngờ mà chúng đem lại cho bạn. Nếu bạn mở cái lò nướng đang nóng ra, chú vẹt của bạn có thể chui tọt vào ngay!

Các bạn cũng nên đề phòng việc chú chim có thể trốn thoát và xảy ra tai nạn. Các chủ nhân của những chú chim được huấn luyện tốt hay muốn các chú chim đậu trên vai mình. Hầu hết các chú chim lớn nhanh khi được quan tâm chăm sóc và tiếp xúc với người, nhưng chúng sẽ tiều tụy đi khi bị bỏ bê. Do đó hãy làm cho tất cả các phòng trong nhà của bạn an toàn đối với chim.

Chim thì cực kỳ nhạy cảm đối với các loại độc tố, đặc biệt đối với chất độc trong không khí. Chim Vàng Anh có thể phát hiện và cảnh báo được khí gas tích tụ trong không khí. Các loại thuốc tẩy rửa, như thuốc tẩy dùng cho lò bánh, sản sinh những chất độc dạng hơi rất nguy hiểm và có thể gây ra cái chết cho chim. Ngay cả với những mùi quá nồng sinh ra khi nấu ăn và khói cũng là hiểm họa đối với chim. Các vật dụng nấu ăn không dính cũng là một mối lo. Khi nấu quá lâu, những mùi này có thể giết các chú chim.

Những chú chim có thể chết đuối trong những nơi có mực nước không cao. Những ly nước để thẳng đứng có đường kính nhỏ có thể nguy hiểm như nước nóng. Bồn toilet, nếu không được đậy, có thể gây ra nhiều tai nạn cho chim. Chim thích chơi với nước, và nếu có sự giám sát, chim còn có thể tắm vòi sen với chủ của chúng. Thuốc xịt phòng tắm và keo xịt tóc cũng có thể làm hại chim.

Chúng ta còn phải quan tâm đến việc chim hay cắn. Hầu hết các loài chim thích cắn bất cứ thứ gì chúng có thể với mỏ tới. Chúng ta phải cung cấp các loại gỗ an toàn và những đồ chơi cho chim cắn để khuyến khích tập tính này của chúng. Ngoài ra ta còn phải dọn dẹp những vật dụng nguy hiểm trong nhà chúng ta. Bất cứ thứ gì làm bằng chì bắt buộc phải dẹp bỏ, giấu kỹ dây điện, không trồng những loại cây độc hại trong nhà.

Hãy nhớ rằng những thứ mà gây nặng mùi với chúng ta thường có thể gây tử vong cho chim. Bút có đầu bằng nỉ có mùi thơm gây độc cho chim. Nước đánh bóng và rửa sơn móng tay, mùi của sơn, khói thuốc lá, mực màu, và bình xịt các loại là những thứ nên tránh. Những loại thú cưng khác, như mèo, không nên được để lại gần chim.

Nhận biết khi nào chim cảnh bị bệnh:
Những chú chim chết bất ngờ thường bệnh đã lâu nhưng không có ai phát hiện ra. Nhưng có một số dấu hiệu cho ta biết khi nào chim bị bệnh. Bạn cần biết nhận ra những đặc điểm đó. Khi bạn đã biết được chim bị bệnh, bác sĩ thú y sẽ có thể chữa trị được kịp thời.

Một số những dấu hiệu rõ ràng nhất là phân chim. Phân chim thường bao gồm phân xanh và phân đen. Đi kèm theo là nước tiểu và urate, một chất thải có màu trắng kem. Phân có chất lỏng màu vàng như mù tạt, có máu hay màu nâu bạc là bất bình thường. Những chú chim khỏe mạnh ăn thường xuyên và thải ra nhiều phân. Chim bị bệnh có thể có ít phân hơn, hay không có phần lắng trong phân, chỉ mang màu trắng và ở dạng lỏng.

Một dấu hiệu bệnh nữa của chim là sự thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như uống nước quá nhiều. Một chú chim không thích ăn chắc chắn là bị bệnh. Ngoài ra thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó có ngưng không nói, hay nó buồn ngủ và hôn mê? Nó có rúc vào đáy lồng hay ngồi thấp và xù lông lên không? Nó có rúc đầu vào dưới cánh không? Còn lông của nó như thế nào? Nó có trở nên lờ đờ không? Nó có ngừng rỉa lông không? Nó có bị sụt ký không? Bất cứ những triệu chứng nào như trên đều có thể chỉ ra những căn bệnh nghiêm trọng tiềm tàng.

Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chim đang bị khó thở cho thấy chim đang mắc bệnh. Mở miệng ra để thở hay tạo nên những âm thanh lớn như tiếng lách cách hay khò khè cũng là vấn đề. Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu bệnh về đường hô hấp. Nếu chim bị ói thì cũng là một điều rất bất thường trừ khi nó nôn ra để cho bạn đời hay chim non ăn.

Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu của bệnh, tương tự mắt bị sưng cũng là dấu hiệu bệnh. Đương nhiên, bất cứ chấn thương hay vết thương hở nào cũng cần phải được chăm sóc ngay lập tức.

Nếu chú chim của bạn thể hiện bất cứ những dấu hiệu bệnh nào như trên, hãy mang chú chim của bạn đến bác sĩ thú y ngay. Trong khi đó, giữ ấm chú chim của bạn 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Để thức ăn và nước uống dưới đáy lồng nếu chú chim quá yếu. Đừng bao giờ cho chim uống thuốc của bạn, thuốc kháng sinh hay thuốc của cửa hàng nơi bạn mua chim. Những thứ này sẽ gây hại và chẳng mang lại lợi ích gì cả. Bác sĩ thú y sẽ biết cách chữa trị cho chú chim của bạn.

Cắt tỉa cánh, mỏ và móng chân cho chim:
Bất cứ chú chim nào trong nhà bạn cũng cần tỉa lông cánh nếu như nó không phải là chim nuôi trong lồng. Chấn động thường xảy ra khi chim bay va vào cửa kính hay gương. Những vết bỏng trầm trọng do chim bị rơi vào nồi nước, hay trên những lò lửa. Nhiều chú chim đáng yêu bay ra khỏi cửa sổ hay cửa chính và không bao giờ thấy quay lại!

Tỉa cánh có thể làm ở nhà, hay ở bác sĩ thú y. Không bao giờ cắt “lông máu”. Đây là chiếc lông mới vẫn còn trong lớp màng bảo vệ. Nó vẫn còn nối với nguồn cung cấp máu và sẽ chảy máu nếu bị cắt hay bị gãy. Nếu bạn vô tình cắt phải thì cách duy nhất để cầm máu là túm chặt cánh và kéo chiếc lông ra khỏi gốc của nó. Nếu như tỉa cánh tốt thì chú chim có thể vỗ cánh bay lên khỏi mặt đất một chút nhưng không thể bay xa. Điều này chỉ có thể xảy ra khi ta cắt những chiếc lông ở cả 2 cánh. Một khi đã tỉa cánh cho chim xong, để chú chim xuống đất, cho nó khám phá ra là nó không thể bay được nữa.

Mỏ của một số loài chim có thể không cần phải cắt bớt, nhưng những chú chim khác có đỉnh mỏ quá dài hay những vết rạn cần phải mài nhẵn. Mỏ có một nguồn cung cấp máu và thần kinh cho nên bạn nên để bác sĩ thú y quyết định nên cắt bớt bao nhiêu. Hầu hết bác sĩ thú y đều có một vật dụng nhỏ đặc biệt để mài. Điều này không được khuyến khích ở nhà. Chim có “mỏ kéo” cần được cắt và chỉnh mỏ lại thường xuyên.

Cắt móng là qui trình chăm sóc chim thông thường nhất. Ta có thể làm việc này ở nhà, nhưng ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của chuyên gia. Móng sẽ chảy máu khi cắt, và một loại bột cầm máu như “Quik-stop” sẽ cầm máu tốt. Vẹt có móng rất sắc và có thể làm đau người nào mà nó đậu lên vai. Đừng cho chim đậu lên giấy nhám để làm mòn móng của nó. Những chỗ đậu như thế gây ra nhiều vấn đề cho chân chim, như lở loét gây nhức nhối cho chim theo thời gian.
Sưu tầm Tien Nguyen






Chim Chào Mào - Những hiểu biết dành cho người mới chơi !


1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.

2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.

3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.
Chọn chim:
- Chọn chim thuần, chim đã sành 
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:

- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.

- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).

- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.

- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.

- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.

- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.

- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.

- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.

- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!

- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.

- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.

- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.

- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Sưu tầm Tien Nguyen

Chim sơn ca đực tán tỉnh vào ban đêm

Những người sống gần tổ chim sơn ca biết quá rõ rằng những con đực thường hót cả đêm. Tuy nhiên loài chim này không thuộc vào danh sách động vật sống về đêm, vì chúng ăn uống, sinh hoạt và hót vào ban ngày.
Valenti Amrhein thuộc Đại học Basel, Thụy Sĩ, tác giả chính của nghiên cứu mới về loài chim này, cho biết: “Chúng tôi rất tò mò rằng tại sao một số con chim sơn ca lại hót vào nửa đêm”.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi một con sơn ca đực bầu bạn với một con cái, nó ngừng bản dạ khúc của mình nhưng vẫn tiếp tục hót vào ban ngày.

Những phân tích thêm cho thấy những con đực “độc thân” không di chuyển vào ban đêm, nhưng ban ngày chúng di chuyển quanh – đôi khi gần lãnh thổ của những con đực khác - trong khi hót. Điều này cho thấy tiếng hót ban ngày là để khám phá giới hạn lãnh thổ, trong khi tiếng hót ban đêm là vì một điều khác. 

Thí nghiệm cuối cùng với chim sơn ca cái đã giải quyết câu hỏi này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong khi những con đực chưa có cặp đậu một chỗ và hót cả đêm, những con cái trở nên rất tích cực vào nửa đêm. Chúng bay từ con đực này sang con đực khác, lắng nghe những “ca sĩ độc thân” trong vài phút. Chúng chắc chắn đang tìm kiếm bạn đời phù hợp nhất vào ban đêm.

Amrhein cho biết: “Điều thú vị nhất ở đây đó là chúng tôi đã phát hiện một loài vật mà con cái tìm kiếm bạn tình và con đực tìm kiếm lãnh thổ ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Đây là hiện tượng chúng tôi chưa thấy bao giờ”.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Làm Thế Nào Để Khướu Mau Nổi Lửa?

Chim khướu

Làm Thế Nào Để Khướu Mau Nổi Lửa?
*Khướu hót
Nuôi chim ai lại không muốn chim mình nổi lửa và căng lửa nhỉ? Chim chỉ nổi lửa và căng lửa khi đã thích nghi với môi trường sống mới, được ăn uống điều độ, được nuôi dưỡng hợp lý. Để thúc đẩy quá trình căng lửa của chim, nhiều "lão làng" chọn cách treo gần đó một em Khướu mái, không cho gặp mặt nhau, cách khá xa nhau để khi chim mái "rò" thì chim trống có thể nghe, nếu treo chim mái ngoài vườn còn chim trống ở trước sân gần nhà, nơi có nhiều người qua lại thì càng tốt. Tiếng "rò" của chim mái chỉ nghe thoang thoảng, khi đó mới làm cho Khướu trống "nổi máu", nó sẽ hót nhiều hơn để chinh phục em mái này. Khoảng 1 tuần thì đưa lồng lại gần nhau cho chim "kè lồng", khoảng 3 - 5 phút thì tách ra, treo mỗi lồng một nơi. Làm như vậy chim rất mau sung và căng lửa.
Một số người thỉnh thoảng lại mang chim đi dợt, đến những điểm tụ tập để cho chim hót. Nhưng HCN khuyến cáo việc làm trên, chỉ làm với những con Khướu đã đứng chim và có kinh nghiệm. Chứ chim non hoặc còn thiếu kinh nghiệm, chưa sung mà mang đi như vậy khoảng 3 - 4 lần là chim sẽ xuống sức ngay, có khi chim bị "rót" do nghe giọng hót và "khẹc" của các chim già, có tuổi đời và kinh nghiệm hơn. Chỉ cho chim dợt giọng với những con chim non kinh nghiệm, nên mượn của người quen hay bạn một con khướu, có thể hẹn họ 1 tuần 2 lần mang đến khi sáng sớm, treo 2 lồng xa nhau để nghe hót, đồng thời giúp chim học tập giọng của nhau. Thỉnh thoảng nghe em mái "rò" nữa thì hai ông tướng càng nổi máu hơn.

Có thể dùng điện thoại hoặc máy di động thu lại tiếng chim Khướu hót, để thỉnh thoảng có thể mở ra kích thích Khướu của mình hót.
*Khướu đá
Có thể dùng điện thoại để thu âm giọng Khướu khác hót, mở cho Khướu đá nghe, nếu Khướu sung thì sẽ ức, sẽ "khẹc" liên hồi, má phồng, nhảy liên tục.
Áp dụng như Khướu hót, treo một Khướu mái gần đó, chỉ cho nghe tiếng "rò" của Khướu mái nhỏ thôi, sẽ làm cho Khướu đá nổi lửa nhiều hơn!
Thường xuyên áp lồng gần nhau cho "kè lồng", nên nhìn mặt mà bắt hình dong, chọn những con nào có thể cho "đá lồng" với chim mình, thường xuyên cho đá để sung chim, có thể mang đến những chỗ dợt chim cho nghe chim hót cũng được! Tuy Khướu đá không có tài hót hay và chăm hót như những con Khướu kia, nhưng nhiều con thấy Khướu đá "phồng mang", xòe đuôi, và "khẹc" liên hồi thì Khướu hót im lặng luôn, sau mấy ngày mới hoàn hồn. Hãy lắng nghe những âm thanh mà con Khướu đá phát ra, bạn sẽ thấy sự khác biệt và sự đặc biệt ở nó.Những con như vậy mới có giá trị. Và chính vì thế mà nhiều người nuôi Khướu hót ngại cho chim dợt chung với Khướu đá, trừ những con đã đứng chim hay có tuổi!

Chơi đùa
Nghe có vẻ lạ nhỉ? Có nhiều người nghĩ chơi đùa thường thì với chó, mèo chứ có ai lại chơi đùa với chim đâu? HCN xin thưa, đây có lẽ là lần đầu tiên các bạn ngeh nói đến, nhưng hãy thử làm xem sao nha, trao đổi kinh nghiệm là chính mà. Có lẽ các bạn đã từng xem đoạn video quay về em Khướu Bạc Má của HCN, tại sao khi HCN vẫy tay ở ngoài lồng thì nó lại có thể giăng cánh, xòe đuôi múa như vậy? Tại sao có nhiều người cầm lồng Khuyên trên tay, miệng chỉ cần hót vài tiếng "xiu...xiu..." là chú Khuyên trong lồng bắt đầu líu, thậm chí là nhấp cánh, xòe đuôi? Tại sao HCN có thể đưa tay vào gãi ở cổ nó, và nó thì xù lông để ặc cho HCN gãi? Có thể khó giải thích, nhiều người thì cứ khẳng định là con này nuôi từ chim non lên, nhưng xin thưa, đó là nhờ chơi đùa chới chim!
Vậy trong bao lâu thì có thể làm được những điều trên? Cái này thì hơi khó trả lời, nuôi chim phải có tâm huyết và tốn rất nhiều công sức. HCN có thể hướng dẫn một số cách để bạn có thể áp dụng vào chim Khướu!
1. Khi bạn có một file chim Khướu hót ở di động hoặc máy tính, nên mở cho Khướu nghe vào sáng sớm, khi đó bạn vẫn ở bên lồng Khướu, có thể tập hót tiếng Khướu (đứng gần giúp chim mau quen giọng hót của bạn), nhưng tốt nhất là bạn phát âm "bập... bập...", mím hai môi lại với nhau, cho hở một ít thôi, và hút không khí vào bằng miệng. Hoặc phát âm "bập..bập" như tiếng người ta thường kêu gà đá đến cho ăn vậy. Hoặc vừa phát âm, vừa đưa tay lên vẩy vẩy trước lồng. Nên nhớ những điều trên chỉ áp dụng với những em Khướu khá dạn, phần lớn là sau khi nuôi được 2 tháng. Nghe tiếng chim trong máy vi ính hoặc điện thoại, kết hợp với nghe âm thanh của bạn, nhìn thấy cánh tay bạn vẩy nhẹ, nó sẽ liên tưởng đến một con Khướu khác đang hót và múa, nó sẽ có phản ứng lại ngay, làm như vậy nhiều lần, hãy kiên trì nha. Nếu Khướu bạn đang nuôi mà là Khướu hót thì khi nó thấy bạn vẫy tay và miệng phát ra tiêng "bập...bập..." kia thì nó hót và múa lại là chuyện thường thôi! Thỉnh thoảng mang lồng chim ra phơi nắng cho chim tắm nắng, bạn cũng làm tương tự, làm nhiều nó sẽ thấy quen và "thích" bạn ngay thôi. Theo như HCN đoán thì khoảng 20 - 25 ngày là Khướu sẽ hót và múa khi nghe âm thanh "bập...bâp..." hoặc thấy bạn vẩy vẩy tay và huýt gió. Hãy thử làm xem nha!
Có hôm HCN đi học về, bật điện, mở máy lên làm bài, Khướu thấy đèn sáng, lại thấy HCN, có tiếng nhạc nữa, nó tưởng là HCN định trêu nó, thế là nó hót và múa , khổ cho HCN khi đó là 9h30, có nhiều người ngủ rồi, sợ cả dãy trọ thức giấc hoặc học vài không vào, thế là HCN chụp ngay cái áo phut lên lồng, nó lại mổ liên tục vào áo và...hót! Má ơi, chim hót nhiều cũng....khổ, thế là HCN tính đến phương án cuối cùng, tắt đèn đi...ngủ!
2. Bên cạnh đó, HCN còn hay đùa giỡn với Khướu bằng cách khác. Đưa một ngón tay đến bên nan lồng, mặt bàn tay xuống dưới, móng lên trên, nên nhớ là chỉ một ngón tay đưa vào lông thôi nha. Khướu thấy móng tay nhìn lạ nên nó sẽ ...mổ, khi đó bạn phải nhanh tay rút ngón tay ra. Làm như vậy nhiều lần thì Khướu sẽ "ức", vì toàn mổ...hụt, nhưng thinht thoảng cho nó mổ trúng vài cú nha, khuyến khích nó mà, hi hi hi! Làm như thế sau này nó thấy ngón tay của bất kỳ ai đưa đến gần lồng là nó mổ ngay. Nhìn thấy chim như vậy có "chiến" không? Ai mà không "mê" nhỉ?
3. Làm thế nào để có thể dùng tay gãi ở cổ Khướu? Cái này...hơi khó nhưng mà cũng hơi dễ...bị xổng chim. Hi hi! Dùng một cái que nhỏ, có thể là chiếc đũa đưa quan nan lồng, ban đầu chim thấy lạ nên có khi vùng, nhưng mà phần lớn thì chim đứng im, bạn nhanh tay nhưng nhớ là nhẹ nhành đưa đến bên cổ Khướu, đụng nhẹ vào lông ở cổ hoặc má của Khướu, nó sẽ xù lông lên, khi đó bạn tha hồ mà gãi, vì Khướu bây giờ đang ..."phê" mà! Làm như vậy nhiều lần, nếu làm chưa được thì phải kiên trì nha! Có nhiều trường hợp khi đưa que hay đũa vào là Khướu mổ lấy mổ để vào que đó. Vậy làm sao để gãi nó đây? Bạn hãy dùng tay còn lại của bạn phân tán sự tập trung của nó, có thể bạn đưa ngón tay đến gần phía ngoài cho nó mổ, khi đầu nó đã quay về hướng kia, bạn cho que đó vào đụng nhẹ ở cổ, gãi khaongr 2 - 3 phút thì thôi, ngồi nghỉ một lúc rồi tiếp tục đưa que đó vào, lần này que chưa chạm nó mà cổ nó đã...xù lông chờ sẵn rồi! Hi hi! Làm như vậy để tạo thói quen cho chim!
4. Khi chim quen với việc gãi ở cổ, bạn cho que đó vào, gãi nhẹ, mở cửa lồng từ từ, do Khướu đang "phê" nên nó không chú ý gì đến xung quanh, bạn từ từ đưa tay lại gần cổ nó và thay thế que đang gãi. Khướu thích lắm! Nó thích nhất là gãi ở hai bên má, ở cố gần cánh (bạn gãi ở đây là nó sẽ duỗi cánh ra, xòe đuôi, trông thảm hại lắm), và ở dưới cổ. Cẩn thận kẻo xổng chim nha!
5. HCN thả cửa lồng, cho chim bay ra khỏi lồng chơi, mỗi tuần khoảng 2 - 3 lần. Khi đó tha hồ đùa giỡn với nó, đưa nhẹ tay lại gần, gãi nhẹ ở cổ nó. Do Khướu nuôi quen nên khi đưa lồng đến gần là nó tự nhảy vào, nhìn nó nhay lóc cóc, lại hay phá phách, mổ lung tung nhưng mà HCN thích. Có bữa đi học về muộn (7h15 tối), mới mua được 1 hộp cơm, thế là thả nó ra, ai ngờ nó bay lên tranh ăn với "cậu chủ", thế có bực mình không chứ? Bực thì có nhưng mà cũng thấy vui!Hi hi!
Lưu Ý : Khuyến cáo những cách đùa trên với những ai mới bước vào nghề chơi Khướu. Nhưng những ai muốn thử sức thì có thể làm. Chơi đùa chỉ áp dụng với những con đã nuôi đứng chim, cách 1 và 2 và 3 thì có thể làm dễ dàng, nhưng cách 4 và 5 thì hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nha! Nên đóng kín cửa phòng lại và thả Khướu ra để thử xem Khướu có mến người chưa, khi Khướu đói thì sẽ bay vào lồng thôi! Hạn chế việc đi theo Khướu, kẻo Khướu sợ hãi! Cứ để Khướu tự do, một lúc sau đưa lồng lại gần xem Khướu có tự vào không, nếu Khướu tự vào, người đến bên cạnh mà không bay tránh xa thì khi đó Khướu đã mến, có thể cầm cáo cào để đút cho Khướu, hoặc dùng que gãi nhẹ ở cổ Khướu, tăng mối quan hệ thân thương giữa Khướu và chủ!
Có lẽ phần trước HCN đã cho các bạn biết về những điều cơ bản để chọn và nuôi được một chú chim Khướu, đó chỉ là kinh nghiệm riêng của HCN thôi, và hôm nay, như đã hứa, HCN xin được nói thêm vài điều về loài chim này.
Do Khướu thích sống ở nơi cây bụi, vắng bóng người, gần khe suối hay nơi nào có nước chảy, vì thế những người bẫy Khướu thường phải vào sâu trong rừng. Đã có nhiều cuộc tranh luận nói Khướu sống theo từng đôi hay nói Khướu sống theo bầy đàn. HCN xin nói rõ về điều này, thường thì người ta thấy Khướu sống theo từng đôi vào mùa sinh sản, và những đôi Khướu này thường được nhìn thấy tại bìa rừng hay những vườn cây ăn quả rậm. Chúng ta chỉ nhìn thấy Khướu sống theo bầy đàn khi đi sâu vào trong rừng cơ, hết 90% tay săn chim thích bẫy Khướu bầy đàn, vì nếu bẫy được con đầu đàn thì mới là Khướu "dữ", nuôi mới thích. Nhưng cũng đã có rất nhiều Khướu "mồi" đã phải câm giọng, đứng rụt cổ, nhìn như thiếu sức sống trước những con chim đầu đàn thuộc loại "dữ". Muốn bẫy được Khướu đầu đàn thì chuyện này không phải là dễ, vì nó giống như một người chỉ huy vậy, đứng ở một nơi cao hơn và hót, khẹc... như ra lệnh cho những con khác tấn công vào "kẻ mới đến" kia. Và phần nhiều là những tay săn chim đàn bẫy toàn chim "mái", vì bọn mái này hay bay đến tán tỉnh kẻ lạ, và dính bẫy là chuyện thường thôi. Thậm chí họ bỏ ra cả 1 tuần mà không bẫy được con đầu đàn, chỉ mang về mấy em Khướu mái, thế mới...bực mình. Điều đó lí giải tại sao chim dữ lại không được bán công khai ở ngoài, và vì sao giá chim Khướu dữ lại cao hơn gấp 2 - 3 lần giá Khướu bổi thường.
Vì thế HCN mới khuyên mọi người nên tìm và chơi thân với những người nào hay đi bẫy chim, vì nếu là chim hay, chim dữ thì người đi bẫy họ biết và họ đã để riêng ra, tách biệt so với những con khác rồi.

Vậy làm sao để có thể bẫy được chim đầu đàn? Cái này là kinh nghiệm riêng của từng người, có thể dựa trên một số điều mà HCN chuẩn bị nói ra sau đây, kết hợp với tình hình thực tế của các bạn đi bẫy chim để rút ra một kết luận, một nhận xét để làm phong phú vốn kiến thức về chim Khướu! Nếu hôm nay bạn đưa Khướu đi bẫy thì có nghĩa là trước đó vài ngày chim mồi của bạn phải sung sức, háu chiến, đi phân rắn..., nên sang Khướu sang lồng bẫy trước ngày đi bẫy khoảng 1 - 2 ngày để Khướu thích nghi với không gian chật hẹp trong lồng bẫy. Nếu là Khướu nuôi lâu, đi bẫy thường xuyên thì có thể trước khi đi 10 phút bạn sang chim qua lồng bẫy là được, vì nếu đi bẫy thường xuyên thì chim rất "chiến", nhìn thấy lồng bẫy là nó tìm cách chui sang liền. Nếu chim của bạn vẫn "chiến" mà lồng chỉ dính vài em Khướu mái thì bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tuần, rồi mới mang chim đi bẫy lại, những người máu bẫy chim thấy không bẫy được con chim đầu đàn hôm nay là hôm mai họ quyết bẫy cho bằng được. Nhưng họ đâu có nghĩ rằng trên đường đi đến nơi bẫy, chim ở trong lồng cũng rất mệt mỏi, và nếu như bạn kéo dài tình trạng này qua ngày thứ 3 thì chim của bạn sẽ mau xuống sức, không chiến, ít hót... Nếu gặp Khướu đầu đàn thuộc loại dữ thì chim Khướu mồi bị "rót" hay bị "bể" là chuyện thường. Chính vì thế HCN mới khuyên các bạn nên nghỉ ngơi vài ngày, tốt nhất là 1 tuần, để chim lấy lại sức, và nó sung chim (thường thì vài ngày sau khi đi bẫy về, chim rất sung). Như vậy tạo điều kiện cho bạn dễ bẫy được chim đầu đàn hơn.
Nếu có đi lần 2 thì nên mang theo 1 em Khướu khác nữa, và đặc biệt muốn không bị "dính" Khướu mái thì nên treo lồng lên khá cao một tí, có thể trèo lên cây để treo, và hãy chú ý đến những cành cây gần đó, làm sao để khi chim đến gần là sẽ nhảy sang cầu của lồng bẫy, tránh tình trạng có cành cây sát gần lồng, khi đó chim "trời" sẽ bay đến đậu và "kè" chứ không đá. Nên quan sát địa thế của cây mà mình dự định treo lồng, nên treo lồng cách xa nơi mà tuần trước mới bẫy, để tránh tình trạng Khướu đầu đàn đậu vào cành hôm trước. Có thể dùng một số lá cây để ngụy trang lồng bẫy, sao cho Khướu "mồi" có thể thấy Khướu trời, và Khướu trời muốn thấy Khướu "mồi" thì phải đậu ở các cành phía trên lồng, nếu Khướu "nổi máu" thì sẽ di chuyển xuống cầu của lồng bẫy. Ngụy trang để tránh tình trạng Khướu bám lồng đá, giúp cho việc bẫy Khướu thuận tiện hơn. Nên nhớ phủ lá sao cho Khướu "mồi" có thể nhìn rõ bên ngoài, và Khướu trời muốn thấy Khướu mồi phải đậu vào những cành ở trên lồng. Điều này HCN nhấn mạnh nha!
Sau khi bẫy được, có thể là Khướu đầu đàn hay Khướu "lính", nói chung là khẳng định Khướu trống thì có thể giữ lại nuôi. Có nhiều Khướu "lính" ở ngoài thì không "chiến" do chim còn tơ, nhưng nuôi một thời gian thì nó mới bắt đầu trổ mã và xổ giọng. Vì thế đừng vội khẳng định một em Khướu mới bẫy về là chim hay hay dỡ nha! Nên thả Khướu mới bẫy được vào một cái lồng gỗ (nếu lồng sắt thì Khướu nhát sẽ chui, chảy máu và chim lâu dạn người). Nên dùng một mảnh vài phut lên lồng, sao cho ánh sáng vẫn có thể vào lồng, đủ để chim nhìn thấy thức ăn và nước uống, thức ăn thì nên để ít bột, thả vào đó vài em cào cào tươi và khô, đổ đầy nước, phía dưới lồng nên để một tấm lót, để có thể quan sát và theo dõi phân, để biết được chim đã ăn bột hay chưa. Nên treo lồng ở nơi nào khuất, im lặng, đặc biệt là hạn chế cho Khướu mới nghe tiếng Khướu hót, vì có nhiều con nghe tiếng hót, ức nên nhảy loạn xạ, có thể do sung sức, cũng có thể là hoảng loạn sau cú dính bẫy vừa rồi, gây ốm chim hoặc chết chim, thậm chí Khướu vùng mạnh có thể làm gãy nan lồng, xẩy chim là...tiếc lắm nha!
Nếu sau một thời gian nuôi, khi Khướu bắt đầu xổ giọng là khi bạn có thể tập cho Khướu dạn người. Bạn nên áp lồng vào tường, nơi nào có người hay qua lại, nhưng hơi xa một tí để chim đỡ sợ. Và nên định hướng xem con Khướu mình đang nuôi với mục đích chính là gì? Nếu nuôi hót thì huấn luyện nó theo kiểu Khướu hót, còn nếu Khướu chọi thì sẽ có cách tập luyện riêng.
*Khướu Hót
Thường thì Khướu hót được mọi người thích nuôi hơn. Phần trước đã nói rõ nên phần này HCN chỉ nói qua thôi. Bạn có thể tập và chơi đùa với nó. Nhưng HCN nghĩ bạn nên tập huýt sáo (huýt gió) bắt chước giọng của nó!Mỗi khi cho Khướu ăn cào cào thì bạn nên huýt gió vài cái, hãy chú ý đến chon Khướu bạn đang nuôi khi hót, sẽ có một giọng hót nó thường hay hót, và bạn nên bắt chước cho được giọng hót đó của nó! Vì khi nghe giọng hót đó do bạn bắt chước thì nó sẽ hay hót hơn. Thường xuyên treo lồng ở nhiều nơi, có chế độ tắm nước và tắm nắng thích hợp. Nhưng bạn nên treo lồng ở nhiều vị trí, đặc biệt là treo dưới các tán cây mát. Ban đầu nó thấy "nhớ" rừng nên nhảy nhiều, nhưng sau sẽ quen dần và hót. Làm như vậy để sau này mỗi khi bạn treo Khướu ra là nó thích nghi với cảnh mới, sau này có thể huấn luyện thành một chú Khướu "mồi". Khi bắt chước giọng hót của nó, nên vẫy nhẹ tay ở trước lồng, sau này Khướu quen với việc đó thì nó sẽ múa nhiều hơn.
*Khướu Đá
Vì mục đích là chọi nên điều trước tiên cần chú ý là tìm cho nó một cái cầu (nèo) vừa chân nó, to vừa phải. Thường xuyên cho kè lồng với những con khướu khác, sáng sớm nên treo lồng ra để chim thích nghi với việc dậy sớm. Thỉnh thoảng bật máy di động hoặc máy vi tính phát ra tiếng hót của chim Khướu, cách này làm cho Khướu sung hơn. Khi Khướu sung chim thì bạn thò tay vào lồng là nó sẽ mổ ngay, thậm chí xòe lông đuôi, phồng má lên để "hù" bạn nữa. Bạn có thể gõ nhẹ vào nan lồng, hay thò tay vào để chọc giận nó, hoặc gõ nhẹ vào thành lồng, tiếng hót và tay của bạn làm cho nó nghĩ đến một con Khướu khác, nó sẽ nhảy đến đá vào tay bạn ngay. Thỉnh thoảng áp sát hai lồng lại gần nhau cho Khướu bám lồng đá, làm như vậy Khướu mau sung hơn. Nhớ cho ăn uống đầy đủ chất tanh.
*Áp dụng cho Khướu hót và Khướu đá:
Khi cho Khướu ăn cào cào, nên cầm cào cào trên tay để Khướu tự nhảy đến mổ ăn, tránh tình trạng thả cào cào vào lồng hay lu thức ăn. Để tập cho chim tăng thêm sự hung hãn, thích đá, hót nhiều...thì bạn có thể đưa cào cào vào lồng, cầm trên tay, nhưng khi Khướu nhảy đến gần thì bạn giật con cào cào đó lui, nó sẽ "nổi điên" lên ngay thôi, có thể cho nó cắn cào con cào cào, sau đó bạn giằng co với Khướu, cùng nhau giành lấy con cào cào đó. Có thể không tin nhưng hãy làm thử và rút ra kết luận nha! Chỉ áp dụng với những con Khướu dạn người. Nếu thời gian bạn ở bên Khướu càng nhiều và đùa giỡn với nó thì chim càng mau dạn và càng quấn quýt bên bạn nhiều hơn, tiện cho việc bạn nuôi Khướu thả hơn.
Sưu tầm Tien Nguyen

Luyện chim câu bay - Thú chơi tao nhã

Luyện chim câu bay là thú chơi tao nhã và vô cùng đẹp đẽ. 
Đẹp không chỉ ở đàn chim câu biết chao liệng, làm nức lòng người xem mà còn đẹp ở tấm lòng của những người chơi và ý nghĩa của thú chơi này. “Chim câu là biểu tượng của hòa bình, của lòng thủy chung, son sắt. Đàn chim sát cánh bay ngang trời chính là ước nguyện tự do, hòa bình của con người được cất cánh, kết nối tình bạn bè, tình bằng hữu."
Từ nhiều đời nay, ở làng quê Cẩm Xá (Mỹ Hào - Hưng Yên) đã có những đàn chim  câu tuyệt đẹp, biết biểu diễn trên những tầng mây xanh. Và cũng lâu nay, một “CLB chim  câu bay” đã được những người có chung niềm đam mê thành lập, ngày càng thu hút hội viên. Những ngày này, để chuẩn bị cho ngày hội thả chim  câu bay mừng sinh nhật Bác (19.5) thì gần 20 “huấn luyện viên” của CLB lại bận rộn huấn luyện để cống hiến cho khán giả những màn biểu diễn đặc sắc.

Từ thú chơi tao nhã

Về xã Cẩm Xá, qua những con đường làng quanh co rợp bóng cây xanh, chúng tôi tìm đến nhà ông Đỗ Văn Đoàn, một nghệ nhân luyện chim câu bay đã mấy chục năm nay và cũng là chủ nhiệm CLB chim  câu bay Cẩm Xá. Bên bàn trà đơn sơ, những bạn bè, hội viên của CLB đang quây quần vui vẻ trò chuyện, sẻ chia cho nhau bí quyết hay trước mùa giải.

Luyện chim  câu bay là thú chơi tao nhã và vô cùng đẹp đẽ. Đẹp không chỉ ở đàn chim câu biết chao liệng, làm nức lòng người xem mà còn đẹp ở tấm lòng của những người chơi và ý nghĩa của thú chơi này. “Chim  câu là biểu tượng của hòa bình, của lòng thủy chung, son sắt. Đàn chim sát cánh bay ngang trời chính là ước nguyện tự do, hòa bình của con người được cất cánh, kết nối tình bạn bè, tình bằng hữu. Bởi thế mà CLB dù thành lập từ năm 1987 nhưng đến nay ngoài những hội viên cao tuổi qua đời thì CLB chỉ tiếp nhận thêm hội viên mới chứ không có người bỏ thú chơi này”, ông Đỗ Văn Đoàn vui vẻ cho biết. Trong CLB, có những hội viên đã sắp sang tuổi 90 và cả những người tuổi thanh niên, trung niên. Đàn chim  câu giống như một thứ tài sản quý được đời ông truyền lại cho đời cha, đời cha truyền lại cho đời con, không khi nào bị mai một. Hiếm có một thú chơi nào lại bình dị, gần gũi đến thế, nó thu hút cả người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, miễn ấy là người có sở thích, có ham mê. Nay, tổng đàn trong CLB ở Cẩm Xá đã lên tới hàng trăm “sứ giả hòa bình”, hàng chục “đội hình bay” đẹp.

Một nghệ nhân chim câu bay tài sản cũng chỉ đơn giản là dãy chuồng nho nhỏ cho chim ở, vài chiếc lồng, đàn bồ câu bay khỏe khoắn và một tấm lòng với thú chơi này. Nhưng để có được một đàn bồ câu bay nghệ thuật, làm nức lòng khán giả thì ngoài tấm lòng đam mê còn cần cả sự kiên nhẫn. Đàn bồ câu bay thường có quân số 8 - 15 con, trong đó có cả con bố, con mẹ, có các con là anh chị em, có cả những cặp vợ chồng chim câu. Tất cả chúng được kết hợp khéo léo để tạo thành một đàn chim hòa thuận, gắn bó, thậm chí như các nghệ nhân chia sẻ thì ở chúng phải có cả sự thương yêu, thấu hiểu nhau. Giống bồ câu bay khác nhiều so với bồ câu thịt, kích thước và trọng lượng của loại bồ câu này nhỏ hơn, chỉ khoảng trên dưới 0,2 kg/con. Nhưng đó là những chú bồ câu thực sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của những “vận động viên”: ức nở, mắt sáng, lông dày, mũi thính, chắc khỏe. Người huấn luyện không chỉ phải yêu thương, chăm sóc đàn chim cẩn thận mà còn phải biết cách dạy dỗ, uốn nắn hiệu quả. Đây là loài chim ăn uống sạch sẽ, nhất là những “vận động viên bay” càng phải có chế độ ăn uống đặc biệt, thóc ngon, gạo xay vỏ và nước sạch được thay thường xuyên cho chim uống. Khi bồ câu trưởng thành, người chơi mới cẩn thận chọn ra những con ưu tú nhất, cẩn trọng để ý đến mối quan hệ của các con trong đàn bởi việc chọn lựa, ghép đôi là yếu tố quyết định để đàn chim khi tự do trên bầu trời có thể cùng nhau biểu diễn, sát cánh trong từng cảnh khó và bảo toàn lực lượng về nhà khi phần thi kết thúc. Đàn chim bay xuất sắc chính là đàn có đủ thành viên khỏe mạnh, dai sức, chỉ cần tung nắp lồng là cùng nhau bay mãi không rời, tạo hình đẹp mắt từ tầng thấp tới tầng cao. Bởi thế mới có chuyện, người huấn luyện chim câu thức dậy cùng tiếng gù của chim, nhớ từng thành viên trong đàn và kiên trì ngày ngày tập luyện, bất kể nắng mưa. Ngày trời quang mây tạnh, người già, trẻ nhỏ rủ nhau tụ hội ra bãi cỏ rộng trong làng, những em bé lên chín, lên mười cũng xách lồng theo ông, nheo mắt dõi theo từng nhịp cánh, đường lượn. Bóng câu thanh thoát, vô tư chao liệng trên nền trời xanh khiến hết thảy mọi người thán phục, khiến cụ già tươi cười, trẻ con hớn hở, ai cũng như khỏe khoắn, yêu đời hơn.

Đến những cuộc so tài trên bầu trời

Hội thi chim câu bay diễn ra chủ yếu vào hai mùa hội chính là xuân và thu. Khi đàn chim đã say bầu trời, khát khao bay lượn và người nghệ nhân qua những tháng ngày thao luyện da đã đen nâu vì nắng gió, nuôi ước mơ chiến thắng cũng là lúc họ gặp nhau ở hội thi để so tài.

Vào mùa hội, những nơi có truyền thống chơi chim câu bay như: Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên sẽ đan xen tổ chức các hội thi quy mô lớn nhỏ, từ hội làng tới hội cấp huyện và hội liên tỉnh. Hội mùa thu luôn là hội được mong đợi hơn cả bởi thời tiết dịu mát, bầu trời xanh cao rộng, mây trong, rất thuận lợi cho việc thả và quan sát đàn bồ câu biểu diễn.

Theo số thứ tự, từng nghệ nhân sẽ lần lượt đưa đàn chim của mình ra biểu diễn trước sự chứng kiến của hàng chục vị giám khảo và đông đảo người xem. Nắp lồng vừa tung ra, đàn chim như nhận lệnh, đồng loạt đập cánh lao vút lên bầu trời. Giữa trời xanh trong, đàn chim sẽ thể hiện hết những đường bay, đường lượn điêu luyện đã được chủ dày công tập luyện. Từ tầng hạ, tầng trung rồi đến tầng thượng, đàn chim từ nhìn rõ đến lúc chỉ còn là những chấm đen nhỏ xíu, chúng bay cách mặt đất tới 3 - 4 km, đây thực sự là cuộc so tài cam go không dành cho những kẻ yếu đuối. Trước những áp lực về không gian, thời gian, cảnh quan và con người, đàn chim vẫn phải giữ bản lĩnh, phong độ để lên thẳng, lượn đủ 3 tầng trời một cách đẹp mắt. Đàn này khuất bóng sẽ tiếp tục đến đàn khác, các đàn được giám khảo chấm điểm dựa trên những tiêu chí chung như: đàn có gắn kết hay không, có bỏ đàn không, có chệch hướng không, nếu bay đủ 3 tầng trời thì có mắc lỗi về khoảng cách hoặc phương hướng không… Đã có không ít đàn chim vì không được ghép cẩn thận, thiếu kinh nghiệm mà vừa thả đã tan tác hoặc không biểu diễn mà bay đi mất. Vì vậy giải thưởng cho đàn bồ câu hay không chỉ là những phần quà mà còn là sự ngưỡng mộ, động viên khích lệ của biết bao bạn bè, khán giả.

Ngày hội thả chim câu lớn nhất của CLB Cẩm Xá chính là ngày mừng sinh nhật Bác 19.5 hàng năm. Các nghệ nhân ai cũng háo hức, mong chờ bởi với họ, đây không chỉ là dịp để đàn “con cưng” của mình biểu diễn, so tài, cống hiến cho đông đảo nhân dân xem, mà còn là dịp bản thân được cùng những “sứ giả hòa bình” đem tới những thông điệp tốt đẹp, những lời chúc mừng đầy ý nghĩa trong ngày sinh nhật Bác. Anh Phạm Văn Nhu, hội viên thôn Tiên Xá 3 phấn khởi cho biết: “Khi đã so tài, biểu diễn thì ai cũng muốn đàn chim câu của mình thành công, giành chiến thắng song quan trọng hơn là qua cuộc thi tất cả mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp, hiểu được những thông điệp của hòa bình, tự do, bác ái mà đàn chim đã mang hết sức để vẽ cánh lên bầu trời”. Đàn chim câu sẽ thay nhau tạo thành những vòng tròn lớn trên bầu trời, người yêu thích có thể đứng xa hàng ki-lô-mét vẫn có thể chiêm ngưỡng, theo dõi đường chim bay.

Chia tay khoảng sân ngợp nắng với từng đàn bồ câu gọi nhau nhặt thóc, nơi những cụ ông cao tuổi vẫn đang mải mê chỉ dạy cho con cháu các kỹ xảo luyện chim câu, chúng tôi không chỉ tin tưởng ngày sinh nhật Bác năm nay sẽ có những màn biểu diễn đẹp mắt mà còn tin chắc rằng thú chơi chim câu tao nhã sẽ tiếp tục được lưu giữ, phát triển ở nơi làng quê yên bình này.
Sưu tầm Tien Nguyen

Thú chơi chim “độc” ở Đà thành


Không dừng lại ở việc nuôi và luyện những chú chim cảnh như một thú chơi tao nhã, gần đây nhiều người nuôi chim cảnh ở Đà Nẵng còn bổ sung vào bộ sưu tập của mình những chú chim “độc”, lạ với giá trị mỗi loại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Chú vẹt Úc lông trắng, mào vàng độc nhất vô nhị ở Đà Nẵng của anh Võ Anh Tuấn, giá hơn 2.000 đô la Mỹ. Anh Tuấn cho biết, loại vẹt này khá hiếm, rất thông minh và nó có thể nhảy theo các điệu nhạc.
Chiều cuối tuần, ngồi nhâm nhi ly trà nóng tại quán cà phê trên đường Lý Thường Kiệt, được dịp nghe hàng trăm chú chim với đủ các loại khác nhau như chào mào (đội mũ), chích choè, hoạ mi, vành khuyên... cùng nhau “đọ” tiếng hót. Mặc dù với những dân “ngoại đạo” như chúng tôi, chẳng biết thế nào là một chú chim líu hay, líu khỏe, nhưng ngồi nghe chúng hót cũng thật vui tai.

Anh Võ Anh Tuấn là chủ quán cà phê Chim và cũng là một “cao thủ” chơi chim “có số má” ở Đà Nẵng. Hiện anh đang sở hữu một dàn chim đủ loại trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Một trong hai chú vẹt đuôi dài Nam Mỹ có tên Blue-Gold mới được anh Tuấn nhập khẩu trực tiếp từ Brazil về Đà Nẵng. 

Theo anh Tuấn, ở Đà Nẵng, hiện người chơi chim lên tới con số hàng trăm. Người chơi ít nhất cũng sở hữu đôi ba con, vừa vừa cũng dăm lồng, còn nhiều thì phải là hàng chục. Các loại chim được ưa thích nhất là chào mào (đội mũ), chích choè than, chích choè lửa, hoạ mi, vành khuyên…

Anh Tuấn tâm sự, việc mua được cho mình một chú chim thường như chào mào hay vành khuyên thì rẻ thôi, chỉ mất vài trăm ngàn đồng nhưng để luyện chim hay, đấu tốt, đặc biệt là có “số má” trong làng chim cảnh thì người chơi không chỉ cần có nhiều kinh nghiệm mà còn phải mất không ít thời gian chăm bẵm, tập luyện rất công phu.

Công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỷ mẩn. Chẳng hạn, để chọn khuyên phải là những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, lông óng… Vì đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chọn xong chim, mới chỉ là công đoạn đầu. Tiếp theo là công đoạn chăm sóc và tập luyện, mỗi người có một bí kíp riêng. Công đoạn chăm sóc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ việc chọn thức ăn, bổ sung các dưỡng chất để tăng sức đề kháng, cũng như chế độ tắm đặc biệt.

Thông thường, các câu lạc bộ, hội chim đều có những cuộc thi cho riêng mình. Những cuộc thi chim thu hút đông đảo người chơi chim tham dự và các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao.

Anh Tuấn cho biết, chú chào mào Trung Mang (huyện Đông Giang, Quảng Nam) của anh, hiện đã được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Tuy nhiên, đó chưa phải là cái giá “đỉnh”, mà chỉ là cái giá kha khá cho những người chơi chim. Thực tế, có con chim chào mào như của anh Ty, sau khi đoạt giải trong đợt thi vừa qua, đã được định giá tới 70-80 triệu đồng.

Rộ thú chơi chim… “độc”
Nhưng chỉ chơi những loại chim thông thường như vừa kể, thì chưa đủ. Gần đây, giới mê chim cảnh Đà Nẵng còn săn lùng những chú chim “độc”, lạ và đặc biệt là giá trị của mỗi con lên đến hàng ngàn đô la Mỹ.
Anh Tuấn đang sở hữu loại vẹt xám Châu Phi có chỉ số IQ ngang cá heo và có thể tập nói được nhiều thứ tiếng; làm toán, nhận diện màu sắc...

Ở Đà Nẵng, người đam mêm chim cảnh không thể không kể tới anh H. Gần chục năm nay, anh đã bổ sung vào bộ sưu tập chim cảnh độc đáo của mình những dàn chim chào mào từ bông, đốm, màu sôcôla đến hoàng, bạch, hay chỉ trắng phần đầu...có giá đến hàng trăm triệu đồng.

Tiếp đến là bộ sưu tập Khuyên hoàng (khuyên có lông màu vàng), Sơn ca trắng của anh M; bộ sưu tập Cu gáy bông của anh Kh; hay dàn lửa bông của anh T. tạo ra một thú chơi chim cảnh “độc”, "không đụng hàng" ở Đà Nẵng, rất phong phú, đa dạng.

Nhưng "độc" nhất là bộ sưu tập mới nhất của anh Võ Anh Tuấn, với những loại chim mới được anh dày công tìm hiểu và “tậu” về từ nước ngoài với giá mỗi con lên tới hàng ngàn đô la Mỹ.

Đó là cặp vẹt đuôi dài Nam Mỹ, có tên Blue-Gold mới được anh bỏ ra gần 200 triệu đồng để làm thủ tục nhập khẩu trực tiếp từ Brazil; một chú vẹt Úc màu trắng mào vàng với giá hơn 2.000 đô la Mỹ và cặp vẹt xám Châu Phi nhập từ Thái Lan về có giá gần 100 triệu đồng/con mà anh Tuấn đang sở hữu.

Chủ nhân của các chú vẹt có một không hai ở Đà Nẵng cho biết, loại vẹt này khi trưởng thành rất thông minh, đặc biệt là chúng có thể bắt chước và nói tiếng giỏi như con người. Loại vẹt xám Châu Phi có chỉ số IQ ngang cá heo và có thể tập nói được nhiều thứ tiếng, làm toán, nhận diện màu sắc… và chú vẹt Úc mào vàng thì có khả năng nhảy múa theo nhạc.
Chiếc lồng chim mang tích "Bát điểu" này hiện có giá hơn 40 triệu đồng. 

Quay lại câu chuyện mà anh Tuấn kể với chúng tôi, anh bảo rằng, người chơi chim cảnh không chỉ “ganh” nhau trong mỗi cuộc thi, xem chú chim nào líu hay, líu khỏe mà họ còn ganh nhau trong việc “độ” lồng son cho những chú chim quý của mình.

Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt.

Ngay như những chiếc lồng được làm bằng tre già, có chạm trổ tinh tế cũng ở mức từ 20 triệu tới cả trăm triệu đồng/chiếc.

Anh Tuấn thú thật, anh cũng rất thích “độ” lồng chim, nhưng anh không đầu tư mua những chiếc lồng với giá ngất ngưởng, bởi anh nghĩ chim quý không phải ở lồng son.
Sưu tầm Tien Nguyen




Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...