Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Những mùa bẫy chim chào mào

Hướng dẫn anh em những mùa bẫy chào mào.Mùa nào thì bẫy được chào mào má trắng,mùa nào bẫy chào má đỏ,rồi mùa nào bẫy được chào mào bổi già...

Nói chung bẫy chào mào thì có thể bẫy được quanh năm,nhưng ở tuyển được chú chim hay,hoặc đơn giản chỉ chọn mùa để luyện chú chào mào mồi quen với cảnh đấu đá ở rừng rú.
+Đối với chào mào má trắng,chào mào non : thì thường bẫy vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch,đây là mùa chào mào sinh sản nên sẽ cho ra những chú chào mào con sớm hay muộn do tố chất của bố mẹ

+Đối với chào mào bổi già thì bẫy vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch,đây là thời gian chào mào cặp kè,chọn mái để chuẩn bị cho mùa sinh sản.Nên chúng rất sung và sẽ chiến đấu tới cùng nếu chim mồi vào địa bàn của chúng.
Đó là 2 khoảng thời gian để anh em bẫy chào mào

Chọn và nuôi chào mào con

Chào mào non sau khi bắt trong tổ chúng ta cần chọn tướng chim,giới tính..
Chọn chào mào non trống mái bằng cách chọn chú chim nào to con dài đòn,lanh lẹn,và đặc biệt là lông cánh và đuôi dài hơn các con khác.Vì chim chào mào trống lúc nào cũng nở sớm hơn con mái.

Chim sau khi được chọn kỹ lưỡng thì chúng ta bắt đầu quá trình chăm sóc chim chào mào con
_Thức ăn cho chào mào non thường là : bơ,chuối,gạo nhai,cám ba vi trộn nước.Lúc nào chim há mỏ thì cho chim ăn.

_Vì chim đang con nhỏ,lông còn ít và không được bố mẹ ấp nên sẽ lạnh,anh em cần cho thêm vải,giấy cắt nhỏ để giữ ấm cho chim.Tối ngủ trùm kín áo lồng và treo nơi ít gió để tránh cho chim bị lạnh.Và tạo thói quen cho chim,chứ không sau này trùm áo lồng hoặc tắt điện chim sẽ nhảy.
_Chim sau khi ra đầy đủ lông cánh,đuôi và biết bay thì anh em cần phải có chế độ chăm sóc tốt như : tập cho chim qua lồng tắm để tắm,ép giọng cho chào mào
_Quá trính ép giọng cho chào mào má trắng thường mất khoảng 3 tháng là chim đã biết hót giống chim thầy.
_Sau 1 mùa thay lông thì anh em bắt đầu mang chim tới các địa điểm dợt chim,hay mang chim ra rừng để tập dợt cho chào mào nhanh lên lửa và quen với cách chơi

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Video chào mào chơi cánh

Chia sẻ anh em video chào mào chơi cánh xoe đuôi nhìn rất đẹp

 

_Chào mào singapore chơi cánh

_Chào mào Huế chơi cánh 
 _Chào mào Bình Định chơi cánh

Cảm ơn anh em rãnh ghé thăm blog chính thức nhé.
Xem thêm tại : chào mào hót

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Video chào mào tập hót

Chia sẻ anh em video chào mào con tập hót,chim chào mào bạch tạng.Chim được đúc từ cách nuôi chào mào sinh sản.Anh em có thể tham khảo cách ép giọng chào mào tại blog chaomaohot.net



Cảm ơn anh em,chúc thành công

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chào mào đoạt giải nhất cuộc thi chim

Giới thiệu anh em chú chào mào Huế đạt 6 lần giải nhất cuộc thi chào mào mở rộng quy mô lớn với số lồng từ 200 lồng đến 655 lồng.Quả là chú chim hay.


Cuối cùng là chú chim này đã chết do ngạt khí máy phát điện, thật là tiếc cho 1 huyền thoại
Xem thêm  về những giải thưởng của em nó : chào mào cuồng phong

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp



Bệnh ở chim bồ câu 

Nguyên nhân các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp

 Giun mắt bồ câu (Oxyspiruriosis)
Tác nhân gây bệnh là giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.


Bệnh giun đũa bồ câu (Ascallidiosi)

Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.

1. Nguyên nhân

Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.

Vật chủ:Bồ câu

Đặc điểm sinh học

- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.

- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.

- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.

Tác hại của giun:

Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
Bệnh giun xoăn (Ornithostrongylosis)

1. Nguyên nhân

Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: ruột non

- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.

- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.

Bệnh giun tóc (Capillariosis)

1. Nguyên nhân

Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)

Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.


- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.


- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.


Tác hại

Trong quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
 



Các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp


Cách phòng - điều trị các bệnh thường gặp ở bồ câu


1. Điều trị
Giun mắt bồ câu
Dùng dung dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
2. Phòng bệnh
Giun mắt bồ câu
- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.
3. Điều trị bệnh giun tóc

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

4. Phòng bệnh bệnh giun tóc

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

5. Điều trị giun xoăn

Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.

6. Phòng bệnh giun xoăn



Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Bệnh giả lao ở bồ câu

Bệnh giả lao ở các loài gia cầm và chim hoang, trong đó có chim bồ câu đã được biết đến từ lâu (Riech, 1889), nhưng mãi đến 1904, Kynyoun (1904) mới phân lập được vi khuẩn gây bệnh, gọi là Yersinia pseudotuberculosis (vi khuẩn giả lao).


Bệnh giả lao ở bồ câu

1. Nguyên nhân bệnh giả lao ở bồ câu 

Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn này có các đặc tính gần giống vi khuẩn tụ huyết trùng nên còn gọi là Pasteurella pseudotuberculosis. Vi khuẩn thuộc gram âm, tròn hai đầu, có kích thước 0,5x0,8-5 micromet, còn gọi là vi khuẩn lưỡng cực vì khi nhuộm bắt màu sẫm ở hai đầu. Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch pepton, thạch máu có thêm một số axit amin và thích hợp ở nhiệt độ 37 C.
Vi khuẩn dễ dàng bị diệt dưới ánh sáng mặt trời, ở nhiệt độ 600C hoặc làm khô. Nhưng có thể bảo quản hàng năm trong môi trường thạch để ở nhiệt độ lạnh.
Hiện có 6 serotyp vi khuẩn đã được xác định là typ I, II, III, IV, V, VI và 8 subtyp gây bệnh cho một số loài chim và thú.

2. Bệnh lý và lâm sàng Bệnh giả lao ở bồ câu

Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hoá. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.
Vào cơ thể chim, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hạch lâm ba, phát triển nhanh số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng rất nhanh trong máu, gây nhiễm trùng huyết. Khi đến các phủ tạng, vi khuẩn sẽ tồn tại ở đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm với các hạt nhỏ có chứa bựa vàng xám, giống như các hạt lao dạng "lao kê". Các hạt này đôi khi cũng có ở tổ chức cơ.
Chim nhiễm mầm bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 1-2 ngày. Chim bệnh có biểu hiện tăng thân nhiệt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt; sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Chim bệnh chết sau 2-4 ngày, từ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
Mổ chim bệnh thấy: bao tim có tụ huyết, đôi khi có dịch vàng; phổi, lách, gan và các niêm mạc có tụ máu. Các phủ tạng và đôi khi ở cơ còn có các hạt giống hạt kê, hoại tử có màu vàng xám. Các trường hợp nhiễm trùng huyết thấy: máu đỏ sẫm, chậm đông, các niêm mạc tím đỏ.
3. Dịch tễ học
Trong tự nhiên, nhiều loài gia cầm và chim trời bị bệnh giả lao như gà nhà, gà rừng, ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu, vẹt... Nhiều loại thú nhỏ cũng nhiễm pseudotuberculosis như: khi, chuột lang, thỏ, chuột bạch... khi tiêm truyền thực nghiệm.
Bồ câu non dưới một năm tuổi thường nhiễm vi khuẩn và bị bệnh thể cấp tính.
Bệnh thường phát tra và lây lan trong đàn chim khi thời tiết lạnh và ẩm ướt.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng. Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tính đặc trưng để chẩn đoán: bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng như thở khó, chảy rãi rớt, ỉa chảy phân xanh vàng hoặc vàng đục; mổ khám có các đám tụ huyết ở các nội tạng; đặc biệt có các hạt nhỏ hoại tử có bựa vàng xám.
- Chẩn đoán vi sinh vật. Phân lập, xác định vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là dịch xuất tiết hoặc phủ tạng chim bệnh.
5. Điều trị
Điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn.
Phác đồ điều trị:
- Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc sau:
Kanamycin 2 gam
Tetracyclin 2 gam
Nước 1000 ml
Cho toàn đàn chim uống liên tục 3-4 ngày.
- Thuốc trợ tim mạch: tăng sức đề kháng: cho uống hoặc trộn thức ăn các vitamin B1, K, A, D, E.
- Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.
6. Phòng bệnh
- Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.
- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.
- Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.
- Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.


Bạn tham một số bệnh khác:

Bệnh thương hàn ở bồ câu

Đây là một bệnh chung của chim bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng viêm ruột, ỉa chảy (Levcet, 1984).



Bệnh thương hàn ở bồ câu

1. Nguyên nhân Bệnh thương hàn ở bồ câu gà ngỗng...

Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae. Vi khuẩn là loại trực khuẩn nhỏ, ngắn có kích thước: 1-2x1,5 micromet, thường chụm 2 vi khuẩn với nhau, thuộc gram âm (-), không sinh nha bào và nang (Copsule). Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone, độ pH=7,2, nhiệt độ thích hợp 37 C.
Vi khuẩn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 60 C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Các hoá chất thông thường diệt được vi khuẩn như: axit phenol -1/1000; chlorua mercur-1/20.000; thuốc tím 1/1000 trong 3-5 phút.

2. Bệnh lý và lâm sàng cu Bệnh thương hàn ở bồ câu

Trong tự nhiên có một số chủng Salmonella gallinacerum có độc lực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim trời khác.
Bồ câu nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hoá. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, bồ câu sẽ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn vào niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột, phát triển ở đó, tiết ra độc tố. Độc tố vào nước, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra biến đổi bệnh lý như nhiệt dộ tăng cao, run rẩy. Vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hoá gây ra các tổn thương niêm mạc ruột, cơ ruột, làm cho ruột bị viêm và xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn xâm nhận vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.
Bồ câu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, thể hiện: ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu. Chim sẽ chết sau 3-5 ngày.
Mổ khám chim bệnh, thấy: các niêm mạc bị sưng huyết; niêm mạc diều, dạ dày tuyến và ruột tụ huyết từng đám. ở ruột non và ruột già còn thấy niêm mạc bị tổn thương, tróc ra và có các điểm hoại tử ở phần ruột gà. Chùm hạch lâm ba ruột cũng bị tụ huyết.
3. Đặc điểm dịch tễ
Hầu hết các loài gia cầm như bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗ, chim cút... cũng như nhiều loại chim trời đều nhiễm S. gallinacerum và bị bệnh thương hàn. Các nhà khoa học đã làm các thực nghiệm tiêm truyền S. gallinacerum cho 382 loài chim thuộc 20 nhóm chim, kết quả có 367 loài bị phát bệnh, chiếm tỷ lệ 96%.
Chim ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng chim non dưới một năm tuổi thường thấy phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (50-60%).
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Nhưng cũng lây qua trứng khi bồ câu mẹ bị nhiễm bệnh. ở các khu vực nuôi gà cùng với bồ câu trong cùng chuồng trại và môi trường sinh thái, bồ câu thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh.
Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm. Nhưng thường thấy vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng: Chim ốm có tính chất lây lan với biểu hiện như ỉa lỏng phân xám vàng hoặc xám xanh, có lẫn máu. Khi mổ khám chim ốm thấy: tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hoá.
- Chẩn đoán vi sinh vật: thu thập bệnh phẩm, nuôi cấy để phân lập vi khuẩn S. gallinacerum.

5. Điều trị Bệnh thương hàn ở bồ câu

Phác đồ 1:
- Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng; thuốc pha với nước theo tỷ lệ: 1 thuốc + 10 nước; cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3-4 ngày.
- Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1,C, K.
- Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
Phác đồ 2:
- Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin: liều 50 mg/kg thể trọng.
Bisepton: liều 50 mg/kg thể trọng.
Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày.
- Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.
- Hộ lý: như phác đồ 1.
6. Phòng bệnh
- Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc nước vôi 10%, không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. Toàn bộ số chim trong chuồng có chim ốm cho uống dung dịch chloramphenicol 2/1000 hoặc sulfamethazone 5/1000 trong 3 ngày liền.
- Khi chưa có dịch: thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước uống sạch.


Bạn tham một số bệnh khác:

Viêm đường hô hấp ở bồ câu

1. Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp ở  bồ câu pháp

là do một virut thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu.

2. Bệnh lý và lâm sàng bệnh viêm đường hô hấp

Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu qua niêm mạc đường hô hấp từ bồ câu bệnh sang bồ câu khẻo một cách trực tiếp. Mặt khác bồ câu khoẻ cũng có dễ bị nhiễm virut do hít thở không khí bị nhiễm mầm bệnh.

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ở BỒ CÂU

Virut phát triển ở niêm mạc mũi, thanh quản và khí quản, xâm nhập vào các hạch lâm ba khí quản và phổi. Do tác động virut, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, loét và chảy dịch nhày trắng hoặc vàng xám. Một số loài vi khuẩn có sãn ở đường hô hấp sẽ phối hợp làm cho hiện tượng viêm nặng hơn. Đó là các Mycoplasma columborale, Pasterella multocida, liên cầu Streptococcus beta-hemolysin và tụ cầu Staphilococcus betahemolitic.


Virut cũng tác động đến niêm mạc ruột gây ra hiện tượng viêm ruột và ỉa chảy.


Bồ câu bị bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu hai thể:

- Thể cấp tính: thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó, miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhày trắng, vàng xám. Chim bị chết với tỷ lệ sau 7-10 ngày.


- Thể mãn tính: thường ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn. Một số chim không thể hiện các triệu chứng lâm sàng; nhưng trở thành vật mang trùng và truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên.


Mổ chim bệnh thấy: các mụn loét ở miệng, vòm họng, thanh quản. Các mụn loét này có phủ màng giả là lớp bựa trắng hoặc vàng xám. Các dịch nhày ở mũi và thanh khí quản đã làm cho khó thở. Các mụn loét hoại tử có phủ bựu vàng xám cũng thấy ở gan chim bệnh.


3. Dịch tễ học

Bồ câu ở tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh. Bồ câu hoang đã cũng mắc bệnh. Nhưng bồ câu cảnh và bồ câu nuôi thịt bị bệnh năng hơn. Bồ câu non thường bị bệnh thể cấp tính, tỷ lệ chết cao. Bồ câu trưởng thành bị bệnh thể mãn tính. Nhưng là vật tàng trữ mầm bệnh và truyền mầm bệnh trong tự nhiên.


4. Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu

Hiện nay, người ta vẫn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng về viêm có màng giả và dịch nhày trắng, vàng xám ở các khí quản hô hấp trên để chẩn đoán bệnh.


- Chẩn đoán miễn dịch. Dùng các phương pháp huyết thanh học như ngưng kết trực tiếp, huỳnh quang kháng thể để chẩn đoán bệnh.

5. Điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở bồ câu

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người ta đã sử dụng hai hoá dược để điều trị bệnh cho bồ câu bệnh có hiệu quả nhất định (Vindenogel,1982).

- Trisodium phosphonoformate


- Acycloguanosine.


6. Phòng bệnh Viêm đường hô hấp ở bồ câu

Có 2 loại vaxin: vacxin chết và vacxin nhược độc phòng bệnh viêm đường hô hấp của bồ câu do Hecpervirus.


- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường.


- Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị, tránh lây nhiễm toàn đàn.

Bạn tham một số bệnh khác:

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Bệnh đậu ở bồ câu

Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu ở bồ câu gây ra do virut đậu.

1. Nguyên nhân bệnh đậu ở bồ câu


là một virut Avian poxvirus, họ Poxviridac, chủng gây bệnh cho bồ câu. (Deoki và Tripathy, 1991). Các hoá chất sau đây có thể diệt được virut: phenol-1% formalin 1/1000 sau 9 ngày; dung dịch NaOH -1% chỉ trong nửa giờ. ở nhiệt độ 600C, virut bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virut có thể tồn tại hàng năm.


2. Bệnh lý và lâm sàng

Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu qua tiếp xúc ngoài da. Virut cũng xâm nhập niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản khi bồ câu hít thở không khí có nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh.
Bệnh đậu ở bồ câu


Biến chứng nguy hiểm cho chim bệnh là các mụn đậu phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp do bội nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp. Một số trường hợp, virut đậu còn xâm nhập đường tiêu hoá, gây các tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Chim bệnh có biến chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sẽ phát bệnh nặng, chết trong khoảng thời gian 3-5 ngày và tỷ lệ chết 100%.
Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%.


3. Dịch tễ học


Chim ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu. Nhưng thường thấy chim non 1-6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn.
Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyền sang mùa đông.


4. Chẩn đoán


- Chẩn đoán lâm sàng: có thể quan sát các mụn đậu ở mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên để xác định bệnh đậu.
- Chẩn đoán virut: phân lập virut hoặc làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh đậu.


5. Điều trị bệnh

  • Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1000;  Lugol 5/1000
  • Hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh.
  • Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:
  • Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày.
  • Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.
  • Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D.
  • Vắc xin phòng bệnh đậu  được đóng trong lọ kín và luôn luôn được bảo quản ở nhiệt độ thấp.
  • Kinh nghiệm chọn vắc xin và chủng đậu cho chim, gà: Chọn mua vắc xin bệnh đậu ở bồ câu, gà của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn có uy tín, đảm bảo chất lượng. Mua ở những cửa hàng thuốc thú y có đủ điều kiện bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành. Lọ vắc xin phải còn nguyên nhãn mác, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất rõ ràng.
  • Dùng vắc xin nội với liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn cho hiệu quả phòng bệnh cao. Pha lọ vắc xin liều 200 con với 1ml nước cất hoặc nước đun sôi để nguội chủng cho 150 con là vừa. Dùng kim chủng đậu (loại chuyên dùng) hoặc kim máy khâu, ngòi bút học sinh để chủng.
  • Cách chủng: Chấm kim vào lọ vắc xin (đã pha) xong đâm xuyên qua màng cánh (nơi không có lông). Tốt nhất là dùng đoạn chỉ khâu dài 2cm luồn qua lỗ kim khâu vá thủ công, nhúng đít kim và đoạn chỉ vào lọ vắc xin, xuyên kim qua màng cánh theo chiều từ trên xuống dưới sao cho vắc xin ngấm vào da qua vết thương không rơi xuống đất là được.
  • Sau khi chủng đậu 7 ngày phải kiểm tra, nếu có vết đậu mọc là tốt, nếu không thấy phải chủng lại.


6. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vacxin, chủng vacxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vacxin vào đó. Vacxin thường dùng là vacxin virut đậu nhược độc.


- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.


Bạn tham một số bệnh khác:





Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...