Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Thực hành bẫy bắt họa mi xổng lồng !

Nuôi chim ai cũng có lúc nhãng ý và để chú chim cưng của mình vuột khỏi tầm kiểm soát. Nhín chúng nhảy nhót ngay trước mắt, hót líu lo ngay bên tai mà lòng ngậm ngùi tiếc nuối.

Trưa nay 11h30p ngày 13/3/2013 mình cũng đã phải nếm trải mùi vị trên khi chú Mi yêu của mình bung cánh cất tiếng hót trên cành cây cao sau vườn nhà. Nhưng bằng những gì có trong tay và chút ít kinh nghiệm mình học lỏm đc của các chuyên gia bẫy chim trên diễn đàn mình đã thành công.

11h30p chú ta bay khỏi lồng, 30ph sau mình mới mang lồng bẫy về và cô nàng mi mái sẵn sàng làm mồi nhử giữ chân anh chàng vô kỉ luật lại. 30 ph tiếp theo là màn tỏ tình và nhảy nhót của anh chàng trên cành cây, nhất khoát ko chịu bám vào lồng bẫy. Thấy tình hình ko khả quan mình đã chọn địa điểm là cành cây có nhánh như hình số 7, lúc này cu cậu ko còn chỗ để nhảy nhót + thấy cóng cám thơm phức mà lòng thì đang đói. Cu cậu liền nhảy bám vào vành lồng rồi tiếp tục nhảy xuống cầu tử và điều gì đến đã đến...Tạch....chíp chíp...sau 1h30p chú lại nằm gọn trong lồng.
Không ngờ con chim đầu tiên mình bẫy đc lại chính là chú chim yêu của mình!
Mừng quá các bạn ạ!
Thiết nghĩ mỗi bạn chơi chim nên có 1 chiếc lồng bẫy để phòng khi bất trắc các bạn ạ!






Nguồn thu thập

Cách bẫy lại chim họa mi xổng lồng

Khi chim đã xổng thì thường ở ngọn cây cao khoảng 1 buổi lúc bấy giò chỉ nên làm là treo mái để giữ lại chim khỏi phải đi xa .Tuyệt đối K làm chim sợ người như đuổi bắt hoặc ném đá......
Buổi trưa chim sẽ xuống đất kiếm mồi và tìm rãnh nước để uống và tắm Khi đấy có thể bẫy lụp được .
Nếu chưa được thì sáng sớm hôm sau bẫy sớm . Có nhiều cách bẫy chim :
1- Dùng chim cái bẫy chim đực xổng : Bẫy lụp ( lồng xập buộc côn trùng vào đầu lẫy gây kích thích ) + Cộng thêm lồng đã nhốt khi chim bị xổng ( Rải nhiều cám ra sàn có cả cào cào càng tốt càng bắt mắt đối tượng ) lưu ý nên xoay cửa lồng cần đóng về phía người khi chim đã chui vô lồng thoát ngược lại khó hơn ).
2- Dùng chim cái cặp chim đã xổng để tạo tính nghen . Sau đó mượn con đực khác đến cướp người yêu đối thủ : Cách này phải dùng đến thòng lọng hoặc nhốt chim đực vô lồng xập treo ngay cạnh con mái . Chim đực sẽ xà vào đánh con đực mồi .
3- Trường hợp khó nhất nữa : Thì lấy lưới bủa vây . 120K / tấm bán đầy chợ .

Cách chăm sóc chim Họa Mi mới mua

Xin được chia sẻ kinh nghiệm của một số anh em về cách chăm sóc chim Họa mi mới mua cho newbie người mới tập chơi chim Họa Mi. Trước khi nói cách chăm sóc thế nào thì, chúng ta nói về việc mua chim, vận chuyển chim Họa mi từ nơi bán về nhà. Nếu bạn không quá xa nơi bán chim Họa Mi gần nhất của chimhoammihot.com thì bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân. Mang sẵn lồng mi phù hợp, nếu bạn chọn mi mộc thì nên dùng loại lồng nhỏ, còn mi mộc dở, mi thuần thì dùng lồng to.

Tuy nhiên tốt nhất khi mua chim Họa Mi là bạn có lồng hộc loại vừa, không nhỏ quá (loại hộc 1 chiếc một, dùng để thuần chim Họa mi mộc). Khi mua chim, quá trình thao tác nên tránh sử dụng tay để bắt, nếu cẩn thân thì chúng ta có thể để 2 lồng gần nhau, mở cửa cả 2 lồng để chim Họa mi có thể chui qua là tốt nhất. Cách này sẽ tránh bớt được chim Họa mi bị hoảng, bị tuột lông, gẫy đuôi, dập mỏ...

 Lưu ý, bắt chim Họa mi bằng tay thì phải cẩn thận tránh làm chim bị sứt móng, gẫy mỏ. Trường hợp bắt buộc phải bắt bằng tay với chú chim Họa mi trong lồng to thì bạn nên trùm kín áo lồng, chỉ để 1 khe nhỏ, tắt đèn và soi đèn pin, chú chim sẽ bớt nhẩy và bắt chúng bằng tay sẽ dễ dàng hơn. Nguyên tắc vận chuyển chim Họa Mi là phải trùm kín áo lồng.
 
Trường hợp bạn ở xa nơi bán, chimhoammihot.com sẽ vận chuyển chim cho bạn bằng cách cho vào hộp, hộc, lồng phù hợp với từng quãng đường vận chuyển. Sau khi chim được vận chuyển qua quãng đường ngắn, dài thì bạn để cả lồng, chim ở dưới đất cho chim tĩnh 15 đến 30 phút. Vì quá trình đi lại chim mệt mỏi, giống như người bị say xe vậy. Sau đó bạn có thể đổ thêm nước, cám vào lồng hộc, nếu bạn chưa cho chim ra lồng to. Nếu bạn cho chim ra lồng to ngay thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ cóng nước, cóng cám, giấy lót, cầu trong lồng to. Sau đó bạn có thể lùa chim qua lồng to, nhưng cẩn thận chim chui và bay mất. Tốt nhất là bạn nên thao tác chuyển lồng cho chim trong nhà hoặc nhà vệ sinh, có tường, cửa khép kín, để phòng chim xổng. Loại cám cho chim mới mua về thì tốt nhất bạn dùng loại cám ít thành phần dinh dưỡng vì loại cám này ít mùi tanh, mùi đặc biệt.

 Chim Họa mi là loài rất nhậy cảm với mùi lạ, chúng có thể bị xốc nếu cảm thấy có mùi lạ trong cám, hoặc thành phần cám thay đổi. Tốt nhất là bạn nên hỏi cảm loại chim đang ăn để có thể mua đúng loại cám hoặc loại có công thức gần giống với cám của nơi bán chim Họa mi. Thông thường chim Họa mi ở các nơi bán, như của chimhoammihot.com thì chúng tôi cho chim ăn loại cám đơn giản nhất, đó là cám con cò cho gà con, khảo giá cám cò trên thị trường vào tháng 8 năm 2013 giá bán lẻ từ 13K đến 15K tùy từng địa phương.

Khi chim mới mua về, tốt nhất bạn nên trùm kín áo lồng để cho chim tĩnh 1 đến 2 ngày, những chú chim hay sẽ nhanh hót hơn. Khi chú chim đã bắt đầu hót thì bạn có thể bỏ dần áo lồng từng bước. Thông thường những chú chim mộc trùm áo lồng kín sẽ ko nhẩy , tuy nhiên đối với chú chim thuần thì có thể ngược lại. Bạn cần bỏ áo lồng ra, chú chim sẽ ko nhẩy nữa. Xin cảm ơn các bạn.

Hướng dẫn cách luyện họa mi chiến chọi hay

Chim họa mi vừa hót hay lại biết đá. Tuy nhiên bạn nên luyện để chim có thể đá hay, trăm trận trăm thắng.Một vài kinh nghiệm luyện chim họa mi chọi có thể giúp bạn huấn luyện họa mi đá hay.
Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây :
- Phần đầu : Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.
- Phần mắt : Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.
- Phần mỏ : Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.
- Phần chân : Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.
- Phần thân mình : Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.
- Phần đuôi : Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.
- Phần lông : Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.
Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua…
Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.
Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ… Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.
Hoạ Mi là một loài chim hót hay nhưng cũng rất hiếu chiến để nuôi làm chim chọi
Thế đá của chim thường có những kiểu cách sau đây :
- Lấy móng, lấy gối địch thủ, bằng cách khóa chặt chân địc thủ bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân… Chim nào mà bị tấn công nhừ tử như thế này thì chỉ có nước què, làm sao tiếp tục đấu đá được !
- Khóa cổ, bóp đầu địch thủ, bàn chân khia khóa chân, khiến địch thủ như bị trói rọ không sao cựa quậy chống đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.
- Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp…
Khi đã lựa được cho mình những con có vóc dáng mạnh khỏe, có thế đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra đấu với chim người.
Thức ăn của chim đá : Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khỏe mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế độ ăn uống tốt.
Tùy theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tùy theo kinh nghiệm và ý thích (!) của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như không ai giống ai, và cũng ít ai chịu nhận người khác hơn mình !
Chăm sóc chim đá : Chăm sóc chim đá cũng như các chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.
Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm táp đúng định kỳ, sau đó vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng nước uống…
Tập dượt : Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi chim nhiều) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các câu lạc bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi dượt về như vậy, chim sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn, và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giờ, và cũng lắm phiền phức, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bị mất đi và công lao phải bỏ ra cũng chẳng thấm vào đâu !
- Dượt chim : Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đông nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều hay lạ của đồng loại chung quanh mà tạo “vốn liếng” riêng cho mình. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn.
Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.
- Xổ chim : Xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng, hư con chim uổng phí.
Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sau để lo liệu bổ khuyết…
Trong việc tranh tài cao thấp, không gì tốt hơn là “biết mình biết người”… Phía người mình đã mù tịt, mà phía mình thực sự ra sao cũng chưa nắm vững thì còn mong cầm chắc cái thắng nỗi gì ?
Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm chim, và cũng không nên xổ chim.
Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự bay nhảy. Chim Họa Mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá chừng mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.
Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Họa Mi

Người đời xem loài Hổ , Sư tử là chúa sơn lâm , xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim , và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.

Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có người Việt Nam ta, ai cũng thích chim Họa Mi hót . Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là "Con Họa Mi " của ban nhạc...

Tiếng hót của chim Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.


Xuất Xứ : chim Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở TQ . Ở việt nam mình, chim nầy sống nhiều nhất ở Sơn La , Lai Châu, Lạng Sơn , Móng Cái ... Chim thích sống ở các nới rừng rậm núi cao , có khí hậu mát lạnh.


Hình Dáng : chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , lông ngực và bụng màu vàng hung , mắt có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ 20 cm . Mỏ và chân có mầu nâu lợt.


Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !


Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Với giọng hót lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !


Chim Họa Mi


Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu "sè...sè" (dân chơi chim thường gọi là "xùy").


Cách nuôi chim bổi : chim Họa Mi là chim rừng , nên khi bắt về rất nhát . Chim Họa Mi bổi đem về , ta nhốt ngày vào lồng, sâu khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim . Bên ngoài phủ áo lồng kín mít , và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.


Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại , nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả nhăm , lại bể đầu xệ cánh rất khó coi nữa !


Với những nghệ nhân , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì , chim Họa Mi bắt được từ núi rừng miền Bắc mang về , người ta rộng lại đôi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào . Cộng vào đó , di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày , nên con chim vào đến trong Miền Nam đều đã biết "ăn mồi", nuôi không còn sợ chết nữa . Con chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã die ở dọc đường rồi.


Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người...

Chim họa mi bổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.


Muốn tập chim Họa Mi ( bổi ) trống mau dạn , ta nên nuôi một con chim mái , để khi nghe tiếng "xùy" của chim mái,chim Họa Mi trống hăng lên và dạn dĩ dần.Có thể nhờ đó mà chim Họa Mi trống bổi mở miệng hót sớm hơn.


Xin lưu ý với là lồng chim mái nên treo xa lồng chim trống khuất mặt nhau càng tốt . Một con chim Họa Mi mái đủ sức giúp hai , ba con chim Họa Mi trống "tăng lửa".


Chim Họa Mi


Thức Ăn : Trong số chim hót rừng , chim Họa Mi và khướu ăn thức ăn giản dị nhất.Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ .


Cách chề biến gạo trứng như sau

Lấy một lon sữa bò tấm (khoảng 250gram) bắc lên chảo rang vàng . Xin lưu ý là rang hơi vàng thui, đừng để vàng khét . Xong , bắc chảo xuống, đập vào gạo rang ấy độ bốn lòng đỏ trứng gà ( hay vịt) rồi trộn cho đều để trứng quyện vào tấm , sau đó đem phơi nắng độ vài giờ cho khô. Nếu gặp lúc trời không có nắng thì có thế bắc chảo lên bếp sấy với lủa riu riu cho đến khi các bột tấm rời ra là được.

Chim Họa Mi tuy lơn con , nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu . Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ . Muốn cho chim sung , phải cho ăn cào cào , mỗi ngày vài ba chục con.



Lồng chim và cách chăm sóc :

Lồng nhốt chim Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 cm . Có thể dùng nhỏ hơn cũng được .Ta có thể dùng lồng mây hay tre.


Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.


Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch . Phải thay bố lồng , và dụng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.


Tóm lại , nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều và đồ ăn thức uống cũng giản dị , rẻ tiền.


Cách nuôi Họa Mi để đá :

Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng , háu đá . Chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó , và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.

Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.


Trước hết , người ta phải chọn giống chim :


- Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở Vùng Lạng Sơn ,Móng Cái mới là loại chim dữ.Cũng như nuôi gà cựa ,người ta phải chọn gà Cao Lãnh vậy.

Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.


Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào "lồng thể lực" , tức là loại lồng lớn , chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì các bạn có thể lấy giấy nhám dán vào ) để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.

Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn , có người cho ăn dái gà trống tơ...


Đây là chuyên bàn thêm để các bạn xem chơi thui , chứ mình không ngầm khuyến khích nha.


Xin nói thêm là một con chim Họa Mi đã đá xong, dù thắng hay bại , thân hình cũng xơ xơ xác xác nhìn thãm, tính dưỡng lại sẻ mất một thời gian khá dài.

Chim họa mi thay lông xong - tức đã đủ lửa - sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.

Hai con chim "đồng sức ngang tài " để gần nhau , chúng sẻ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.


Xin lưu ý : chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị "hốc" suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.


Tác Giả : Thiên Đường Chim Cảnh

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm thuần chào mào sau 5 năm chơi


Đầu tiên là anh em mới tập tọe vào chơi lúc nào cũng muốn em bổi của mình nhanh thuần, nhanh sổ mà quên mất mình chơi chim để làm gì, người ta có câu CHƠI CHIM DƯỠNG TRÍ và khi đã nuôi chim bổi thì phải tập xác định rằng, chúng ta cần một lòng kiên nhẫn để thu phục được những em bổi khó tính, gặp người là nhảy như ma cà rồng sợ ra nắng vậy.
Em xin chia sẻ cách thuần chào mào bổi để anh em có thể áp dụng, chả cần phải bỏ đói, cắt cánh, nhổ lông làm gì mà khi dạn rồi có thể chơi được ngay.

A. CHUẨN BỊ

Khi chọn xonq một con chim chào mào bổi mà anh em ưng ý (đấu hay lưới gì cũng được vì hiện giờ em đang sở hữu 2 em bổi bẫy lưới ra đã ra giọng và có thái độ ^^) và chuẩn bị sẵn sàng một lồng ép mộc Huế.
Ra tiệm mua 5 tờ giấy gương loại A3, một súng keo.
Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ rồi thì anh em đính chặt vào bên trong lồng ( chỉ dán 4 mặt, chừa mặt cửa, nhưng mặt trên nóc lồng thì chừa phần ở giữa nhé). Lưu ý là anh em sau khi đo đạc phần dùng để chừa ra lắp cầu phụ, cầu chính, cóng, xiêng rồi hẳn dán nhé
1 áo lồng mỏng và 1 áo lồng dày


B. THỰC HÀNH

Và bây giờ đến giai đoạn thực hành, nếu anh em chọn bổi tố chất rồi và thực hành đúng theo các bước sau thì đảm bảo chỉ sau 4 tháng là chú chim đã dạn và có thể đem đi trường dợt dãi thoải mái rồi ^^.
1. Thả chim bổi vào lồng đã chuẩn bị sẵn,phủ áo lồng dày chữ A và treo nơi khôq có người qua lại, yên tĩnh , chuẩn bị sẵn thức ăn, thức uống, hoa quả trong vòng 3 đến 4 ngày .
2.Cứ làm theo bước 1 khoảng đến hết tuần, sau đó ta bắt đầu treo chim nơi có ít người qua lại,phủ áo lồng mỏng chữ A, treo cố định đó.Trong thời gian này anh em đừng sốt ruột hay ngó ngàng gì đến nó, lâu lâu đến nhìn em nó phát rồi đi nhưng phải thật nhẹ nhàng đừng làm gì mạnh nhé. Tuần nay có thể cho em nó tắm ngay. Thường xuyên cho ăn chuối để giữ sức.
3. Sau hai tuần, nếu đó là chim bẫy đấu thì nó sẽ ra giọng, anh em nên mượn một em bổi nữa kê vào xem thử em nó có thái độ gì khônq? Nếu có thì hãy nở nụ cười trên môi, nếu khôq thì đừng có nản chí và sau đó rút em bổi kia ra ngay.
4. Cứ cách 3 ngày lại làm như thế, nhưng chỉ cho chúng gặp nhau cách xa, chứ đừng ham hố mà cho đấu đá thì bể chim đấy, mỗi lần tăng thêm 1 phút, và sau 3 tuần chú bổi sẽ dần tung hết tuyệt chiêu của mình ra. Nếu nhà nuôi nhiều, hãy treo mỗi em 1 góc đừng cho chạm mặt nhau, làm như thế để khi nghe giọng có thể đấu qua đấu về.
5. Sau 3 tuần, trùm áo lồng mỏng và cho em nó đi dợt dãi cho quen dần với không khí của cội, vì là bổi còn nhát, nên anh em phải trùm áo chữ A để dưới đất, đặt nơi mình ngồi chứ đừng có nóng lòng treo lên làm gì.
6. Về nhà cho em nó nghỉ ngơi , quăng em nó miếng chuối, đợi đến 1h chiều cho em nó tắm táp, khô lông lá rồi treo ra chỗ thoáng tí, để em nó còn kéo còn đổ hihi.
7. Cứ cho em nó đi đợt cách nhật, làm như thế sau 4 tháng, anh em sẽ nhận thấy con bổi của mình tiến bộ rõ rệt ^^ đó là điều không cần bàn cãi.
Mình khuyên anh em nên nuôi 3 con chào mào 1 nhà thôi ^^. Đừng nuôi nhiều quá, mất công chăm và có thể bị đè này nọ kia.
8. Phải luân phiên chỗ treo của những em bổi này với nhau, tránh trường hợp khôn nhà dại chợ

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chim bạch tạng

Chim bạch tạng
Chim bạch tạng là loại chim bị đột biến gien, nên có các đặt điểm như lông trắng, chân hồng,mỏ hồng,mắt hồng.Những loại này rất hiếm trong tự nhiên,nên được nhiều người săn tìm và giá của nó cụng rất khủng từ vài triệu đến cả trăm triệu.Một số hình ảnh chim bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-luabong.jpg]
Chòe lửa bạch tạng.



[Image: chochimcanh.com-chaomaobachtang.jpg]
Chào mào bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-thanbachtang.jpg]
Chòe than bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-choedat.jpg]
Chòe đất bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-vanhkhuyentrang.jpg]
Vành Khuyên trắng.
[Image: chochimcanh.com-hoamitrang.jpg]
Họa mi bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-cugaybachtang.jpg]
Cu Gáy bạch tạng.
[Image: chochimcanh.com-chimsaotrang.PNG]
Chim sáo trắng.
[Image: chochimcanh.com-bimbiptrang.jpg]
Bìm bịp bạch tạng

Chào mào 1 chân - Thiết mộc chân

Chào mào 1 chân - Thiết mộc chân

_Lang thang trên mạng thấy truyền thuyết về chào mào thiết mộc chân hay quá,mang về cho anh em đọc chơi

Chào Mào Thiết Mộc Chân (TMC) - Một triết lí nhân sinh

Tên chim: Thiết Mộc Chân.

Gốc chim: Nha Trang.

Đặc điểm & Thành Tích: được tóm tắt bên dưới.

*Tiểu sử của Thiết Mộc Chân qua các thời kì:

_Chim bẫy được vào năm 2000 tại xã Ninh Tây, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Khoảng km96 quốc lộ 26( Đường đi từ Ninh Hòa lên Đak Lak) Anh Tí là chủ đầu tiên, cũng là người bẫy được chim. Đây là con chim Đèo, khi bẫy được là chim má trắng.

_Khi chim bắt đầu đỏ má, chủ chim cho đi dợt ở trường chim Ninh Hòa( chỉ là quán nước nhỏ bên đường), chủ quán nước là ông què một chân, chống nạn. khi thấy ông này chống nạn , chim nhát như con bổi, nhiều lần vậy, ổng tự bắt ra bẻ chân.

_Sau đó chim không chơi nữa, vào mùa lông sau chủ chim cho đi bẫy , khu vực này ai đi bẫy kiểm lâm sẽ thả chim, nhưng con què không bị thả vì chủ chim bắt bỏ vào chai nước, vào rừng khuất bóng kiểm lâm thì thả chim vào lồng bẫy. Tiếng hót dài, réo rắt, chim rừng cứ thế kéo nhau về, lại thêm cái chân bị tật, vừa thu hút sự tò mò," thấy yếu thế muốn đá cho bỏ ghét", chim rừng lũ lượt dính bẫy. Con què bẫy chim rất hay, ngày đó chủ chim có thu nhập thêm từ nghề bẫy chim. Chim tuy què vẫn làm lợi cho chủ, nó tàn nhưng không phế.

Nhưng lúc rãnh rỗi không đi rừng, anh bắt trứng kiến cho chim ăn, chỉ lựa những trứng sữa cho chim. Chim, người quấn quít như đôi bạn.

_Sau đó chủ chim cứ cho chim đi bẫy liên tục , và thỉnh thoảng ghé qua trường chim ông què, ở đây, khi con một giò chơi cả ngày, chủ chim cũng ngồi đó với bánh mì, mì gói, xem chim chơi cả ngày, ngồi xem một giò chơi không muốn đi đâu. Xã Ninh Tây, Ninh Hòa những năm 2000 chỉ có rừng , rẫy, bụi và nắng nóng. Cuộc sông khó khăn, chủ chim quyết tìm về quê nhà Nha Trang.

_Chủ chim không trồng trọt nữa, mà trở về Nha Trang mang theo chim. Cùng mang theo với con què có một con hay tuơng đương , nhưng về đây, bản lãnh con què mới bộc lộ hết, càng chơi càng hay. còn con kia chơi không hay nữa, chủ chim bán lên Daklak.

_Khoảng đầu năm 2005, chim què một giò về Nha Trang, Con chim như mang theo sự hoang dã rừng núi về đây.Chim chơi hay quá, Nghe giọng ché người ta nổi da gà. thấy độ bền mà đổ mồ hôi. nhiều người biết, nhưng ngẫm đi ngẫm lại người ta tặc lưỡi, "chim què mà mua chi", nhưng chủ của nó thì không có ý bán, và chưa bao giờ kêu giá bán. Anh muốn giữ lại chim , dù chim có què quặt, nhưng với anh chim là kỉ vật tinh thần từ thuở còn hàn vi.

_Anh Sơn Núi, Tư khi đó là hai người chơi trường kì cựu, mới canh chủ đi làm, lên nhà đưa tiền cho vợ rồi bắt chim," con chim này què một chân, xui lắm", rồi đưa cho chị vợ một triệu, bắt chim đi. Trước khi bắt chim Sơn núi đã có lần nhậu với chủ chim. Từ đây, con què, một con chim tật nguyền, nhà quê trở thành huyền thoại.

_Một thời bẫy được nhiều chim,

Thuận duyên theo chủ về tìm quê hương.

Một thời phiêu bạt tha phương,

Cuộc đời gian khó mà thương chim què.

_Hôm nay chủ mới bắt đi,

Ngày mai ra giữa Yến Phi đấu trường.

Cuộc đời oanh liệt can trường,

Ngày xưa có nhớ quê hương ông què.

_Khi về tay anh Tư, anh này chơi trường nên có nhiều đối thủ, lời ra tiếng vào "què mà mua, dư tiền" , có nhiều lời thách đấu từ chủ khác, người ta chuẩn bị chim thả, chim kết, chim non để đấu nhưng cứ đưa ra chim càng nhiều, con què nó ché càng ác. một ngày chim đi đấu nhiều nơi.

Nhiều năm theo chủ chinh chiến núi rừng, nó tích lũy thể lực và bãn lĩnh ,giờ đây gặp nhiều đối thủ thành phố không phải là vấn đề với nó, những con chim rừng hung hăng , ranh mãnh nó còn khuất phục, huống hồ... Các sư điểu Nha Trang đầu năm 2005 một phen rúng động. Chào mào Nha Trang có Vua mới khi con Cánh trắng đã ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền.

_Khi đặt chim ra công viên Yến Phi, người ta kéo hết ra Công viên chơi, Trường chim Ngô Sĩ Liên không ai chơi nữa.

_Xuyên suốt trong đấu trường, khi vừa đặt lồng xuống, lập tức cả trường chim xôn xao, " thấy què quặt, tưởng dễ xơi, ba bốn con chụm đầu vào ché". Con nào chưa ché, thấy con què là ché, con nào má trắng một mùa cũng ché, con nào lâu nay ché nhỏ thì gặp con què lại ché to. các chủ chim thấy vậy dồn hết chim về nó. Đáp lại, nó chỉ bay nhảy trong lồng, chưa ché lại ngay, Khi tiếng ché thưa dần, con què bắt đầu ché xen vào, nó ché rải rác, sau đó ché dày lên, con nào ché nhiều nhất nãy giờ, đáp lại con què ché con đó nhiều nhất,...chim nào không chịu nổi, chủ chim xách ra ngoài, người khác lại " điền vào chỗ trống", cứ thế cho đến khi tàn trường. Người ta thích đấu với con què vì con nào đấu được với nó thì mới được gọi là hay. Ở Nha Trang lúc này, chim hay chỉ xoay quanh con què, tức là không đấu được với con què, không phải là chim hay. Trường chim Yến Phi là của con què.

Lúc này anh Út Chủ trường chim CV Yến Phi mới đặt tên là Thiết Mộc Chân. Không có ông què bẻ chân. Thì không có Thiết mộc chân.

Nếu được làm lại, mình cũng sẽ chọn què một chân, không chọn hai chân. Vì hiếm có nên mới quý. chân què quặt mà chơi xuất sắc càng làm tăng giá trị con chim.

Những ngày đẹp trời ở Yến Phi, khi vui vầy, các AE hay nói với nhau:" phải chi Thiết mộc chân nó có hai chân chắc hay hơn nữa", rồi có người xen vào "có tật có tài, hai chân chắc gì nó hay đâu", hay có người nói" nếu có hai chân nó giá trị lắm", rồi người khác lại tranh," Cả trăm con hai chân có con nào chơi lại nó không".

Thôi thì cứ mặc người nói , cái hay và nổi tiếng luôn có cái giá của nó.

_Cùng thời Tmc có con Rồng Mập, sau này có Cà Pháo…, đây là hai con chim hay, có bản lãnh, từng ché tung lồng những con chim hay khác tại trường Yến Phi. Nhưng Tmc thì chưa ché con nào tung lồng, nhưng nghe tiếng ché, chim khác phải sợ mà xù lông, cụp mào. Tmc chơi chim yếu thì nó chơi vừa phải, chơi theo tốc độ chim xung quanh, gặp chim nào chơi nhanh, nó nhanh lại, Trước khi ché chim hót bọng, ra giọng dài, ngắn, giọng xa, giọng gần, lắc, gật gù rồi mới phát ra tiếng ché. nó không ché khống mà luôn ché đè lên chim khác hoặc ché trước chim một nhịp. Trước khi ché nó làm động tác ché rõ ràng.Đây là điểm đặc biệt mà ít có con nào có được, tạo nên phong cách Tmc.

Khi chim đối thủ ra cánh dài ngắn, hót bọng, Tmc cũng ra cánh dài ngắn ,giống cánh đối thủ và hót bọng theo, Nhưng khi ché, Tmc luôn ché trước hoặc ché đè lên đối thủ.

_Bạn đã từng nghe giọng ché chim chào mào, nếu bạn thấy hay, bạn cũng biết rằng giọng ché đó không thể hay bằng giọng ché Thiết mộc chân.

Tmc ché to, dài, đanh, thanh, và không bị lạt giọng. Những lúc sung mãn chim vừa ché vừa bay, Khi bay, nó kích chim khác ché, rồi nó ché lại con đó. Nó ché cho đối thủ không còn ra cánh, quay đầu mới thôi.Đây là cảm giác mạnh mà chỉ người từng nuôi nó mới cảm nhận được hết.

_Thiết mộc chân luôn nhớ được đối thủ của nó, con nào đã từng đấu với nó, gặp lại nó“chào hỏi” bằng một tiếng ché phủ đầu. Ở trường Yến Phi ngày chủ Nhật thường khoảng 70, 80 lồng, Tmc không lẫn lộn con nào. Con Rồng Mập, Tmc hễ gặp nhau là ché, hai con cùng ché, nhưng Rồng Mập ché ít hơn. Con nào để cách một lồng thì nó nhìn xuyên lồng mà ché, người chơi ngồi xem có thể cảm nhận được nó đang ché xuyên lồng, Rồi nó ché con sát lồng, người chơi nhận ra nó đang ché con sát lồng, không ché con xuyên lồng.

Tmc chơi khôn hơn nhưng con chim khác ở chỗ, khi con nào ché dày , liên tục, nó cứ để cho đối thủ ché, nó cứ bay chụp chụp, sàn cầu nhanh, chỉ ché xen vào một, hai tiếng. Khi tiếng ché con kia thưa , lúc này Tmc mới ché ngược trở lại. Bằng giọng ché to, dài. ché dày, dõng dạt.Không kịp trở tay, đối thủ chết trân, đứng xù lông cụp mào. Đặc điểm này làm Tmc không lẫn lộn con chim khác. Tạo nên sự khác biệt mà chỉ Tmc mới có.

Tmc chơi khá ổn định và dai sức.

Đối với những con chim có độ bền và dai sức, thường là con chim chơi cánh nhiều, nhưng ché không to. Tmc thường kết những con này. Điểm đặc biệt làm nên huyền thoại chào mào Tmc là ở chỗ này, Để chơi đứng con này, Tmc thường ché giọng đôi, giọng ba. Có khi là giọng bốn.

Là nó ché liên tiếp hai, ba hay bốn lần. Ché lần đầu, ra cách, xòe đuôi, mình lắc, đầu gật gù, sau đó cánh bơi và ché , cứ thế như xe đạp đang đổ dốc, còn cái trớn, nó ché lần ba, lần bốn. Ché vài lần lặp lại .Đối thủ quay đầu. cái đuôi xòe, lắc, gật, cánh bơi , giọng ché chát chúa. Nhìn chim chơi lúc này, cả trường im tiếng nói. Cả chủ chim cũng không nói được lời.

Có ngày Tmc ché ít, có ngày ché nhiều. Khi ché không ai để ý đếm có bao nhiêu tiếng ché. Chỉ đoán trung bình là trên 25 tiếng. Ai đã từng thấy Tmc chơi lúc này thì sẽ quên cái chân què của nó. Chim hai chân , dáng đẹp hót hay gặp Tmc rồi cũng xù lông, cụp mào. Con chim tuy nhỏ nhưng tiếng ché rất to. Thế mới biết , một con chim tạo nên phong cách là vậy.

Đây là khoảng thời gian hay nhất, là đỉnh cao của TMC, con chim chơi có hồn. Nó đấu con nào luôn có mục đích mà người xem cảm nhận được. nhìn Tmc chơi không ai nói được lời, cả trường im tiếng nói, chỉ xách chim về.

Sau đó chủ chim cắt ngón chân sau của chân què, chim đứng một thời gian rồi chơi lại.

Tháng 7/ 2007, chim ra Bình Định, đi 12h khuya, ra đến nơi 6h sáng, Tmc nghỉ ngơi cho chủ ăn sáng rồi vào chơi ngay, chơi sòng phẳng chim Qui Nhơn. tiếng ché hay hiếm có, giọng hót dài.

Cũng vì cái tiếng què chân mà nó mới về lại được Nha Trang. Và mình mói có cơ hội .

Sau khi đi Qui Nhơn về, chim bị gãy ngón chân do kéo phéc-ma-tua áo lồng, sau đó chim bị gãy luôn ống chân lành do bị rớt lồng,anh Sơn Núi lên băng bó vết thuơng, một tháng sau chim mới đứng cầu. Từ đó chim không chơi nữa, Tháng 2/2008 mình mua lại Tmc 3,5 triệu. Lúc này Tmc chưa từng đoạt giải , vì chưa từng đi thi.

Mình nuôi chim 8/2007. Khi biết mình muốn mua con chim hay, anh Nguyên ở sát nhà có nói" mua con một giò, đừng mua con khác đó nhen". Khi lên nhà anh Tư, nhìn thấy con " một giò", mình đã có ý không mua, chim thảm quá. Chim nhỏ con , đã què , xấu lại không chơi. Nếu không có người nói trước, chắc cho mình cũng không dám nhận.Trong khi đó, Tư có con chim bổi xách ra chơi như cái máy. Mình chuyển qua mua con này, lần lữa mãi, Sơn núi lại lên, xúi Tư bán con một giò. “ Nó bị tật, mới bó chân xong, không chơi nữa, mày bán cao giá ai mua”. Tư bán liền.

Người ta lại nói” mua vì cái tiếng, chứ Tmc hết rồi”.

Thiết mộc chân luôn bị người ta ghét, vì ai cũng từng có chim là bại tướng của nó. Chủ của nó cũng bị vạ lây. Để bước lên những nấc thang cuộc đời , muốn vượt lên số phận thì luôn có giá phải trả . Đời là thế, không trừ ai, dù người hay chim. Thậm chí nó chỉ là con chim què.

Khi về tay mình trong vòng hai tháng, cứ mỗi lần sau xách ra trường là chim chơi hay hơn lần trước. Sau đó chim rớt lông.Sau mùa lông, chim bóng đẹp và lấy lại phong độ, có nhiều trận đấu hay để đời. Đây là khoảng thời gian chim đã một lần xuống phong độ, nó đã bay qua bên kia đỉnh núi, nhưng bù lại lúc này chim có bộ lông bóng đẹp , dáng đẹp nhất trong cuộc đời chinh chiến.

Tháng 5/2009 hai anh phóng viên báo Thanh Niên đến trường chim viết bài, sau bài báo này, Tmc xuống phong độ. Mình đi lên rừng liên tục, có khi ở lại, chim thì để ở nhà .Nhà kế bên xây nhà, không còn chỗ treo chim an toàn , chim xuống . Cuối năm 2009 nhà mình lại xây mới, phải chuyển nhà, Nhà này không có chỗ treo ở ngoài, Mình quyết không để mất Tmc. Kết quả là Tmc vẫn còn. Nhưng sau mùa lông, chim không chơi nữa.

Thời gian này hơn một năm chim chỉ có bốn bức tường làm bạn, một điều chưa từng xảy ra với nó, vốn quen với núi rừng và phiêu bạt tha phương.

Lúc này, chim ra trường chơi yếu, cái chân tật nguyền trở thành điểm yếu chết người, nhiều con thấy Tmc yếu, cứ ché liên hồi, trong số này có con 3G của ông Thơ là ché ác nhất. Như có hận thù truyền kiếp, gặp Tmc là 3G ché, nó ché như cái máy, ché hót liên hồi. Tmc càng bay chập chờn, 3G càng ché.Chỉ ai thấy 3G ché mới cảm nhận hết.

Con 3G chỉ ché Tmc, gặp con khác chơi rất ít. Lúc này 3G nổi nhất, có người ở Hải Phòng vào mua 7 triệu nhưng chủ không bán. Ở Nha Trang lúc này, chào mào Tmc đã có “thuốc giải” là con 3G.

Chuyện gì đến cũng phải đến, một trận quyết đấu ngay tại trường Yến Phi sáng CN, có Rồng Mập, 307 của mình tham gia. Bốn lồng đặt gần nhau, như thường lệ, chỉ có 3G ché ác nhất, 3 con kia không một tiếng ché. Tmc chỉ bám lồng chụp đá 3G, 3G càng ché ác .nhưng kết quả con 3G tung lồng. 15 phút sau chủ con 3G phải” dừng cuộc chơi” mặc dù theo bản năng sau tung lồng 3G vẫn ché, nhưng là ché bỏ chạy, Cả trường im lặng, chỉ có anh Tâm dám nói to, “ tung lồng rồi”. Không ai nói nhưng ngày hôm đó ai cũng biết.

Sau đó Tmc luôn bị con 3G ché, Tiếng ché con 3G làm trường chim im lặng. Nó kết Tmc mà ché. Tính ra 3G cũng là con chim bản lãnh, nó ché Tmc vì không còn đường lùi. Gặp con khác 3G không chơi. Khi vắng Tmc , 3G chịu chết. tháng .10/2010 ông Thơ bán 3G cho ông Hào 2 triệu, 2 tháng sau ông Hào lại bán đi cũng 2 triệu, vì 3G không còn tác dụng nữa, “Tmc không còn nữa, chỉ còn con 3G lỏ”

Trong cuộc đời duy nhất Tmc chơi tung lồng con 3G, nhưng đối thủ khá bãn lãnh, quay lại ché Tmc, lần “ngã ngựa” đau của Tmc. Tmc đi lên bằng cái chân tật lỗi, nhưng cũng bị ngã đau vì cái chân này.

Lúc này Ở Nha Trang Tmc coi như đã là quá khứ. Nhưng mình tin là chim sẽ sớm chơi lại. Tháng 9/2011 lần đầu tiên Tmc lên rừng trở lại nhưng không có một bóng chào mào, sau đó lần thứ hai cũng không có chim. Nhưng Tmc cũng đã chơi lại sau hai lần thăm lại cánh rừng xưa.

Tháng 10/ 2011 chim chơi lại cho đến nay. Người ta không muốn tin Tmc đã chơi trở lại.

Những clip đưa lên diễn đàn quay đầu năm 2012, Lúc này Tmc đã già, nhưng cái chất con chim thì vẫn còn. So thời đỉnh cao cũng khoảng 25%.phong độ.

Từ đời chủ đầu tiên, Tmc chỉ là con chim què, nhưng chủ nó cũng tha thương, chủ , chim cùng khổ. Nó qùe chủ không bỏ, vì công khó anh mới bẫy được nó. Cũng vì tố chất con chim và cách đi rừng bẫy chim liên tục của chủ mà vô tình tôi luyện cho Tmc một ý chỉ và bản lãnh tuyệt vời. Chính vì trân trọng con chim mà anh vô tình có được chim hay, Chim không phụ lòng chủ.

Anh đã bẫy được nó và sống có trách nhiệm với nó kể từ khi nó bị bẻ chân, ông què con có đôi nạng để đi, còn nó…nó tàn nhưng không phế, Nó có tồn tại nhưng nó không còn gì để mất. cái chết nó không sợ vì nó đã một lần bước ra từ cõi chết. Câu chuyện của chào mào Thiết mộc chân làm chúng ta liên tưởng về vị dũng tướng:”

Trác Mộc Hợp, một trong hai thủ lĩnh dũng mãnh nhất Trung Nguyên thời bấy giờ, sau khi bại trận, hỏi Thiết Mộc Chân rằng: "Người Mông Cổ ai cũng sợ sấm sét cả, nhưng với người anh em thì không. Tại sao người anh em không biết sợ sấm sét?" - Thiết Mộc Chân trả lời: "Bởi vì ta không còn nơi để trốn".

Và, chính vì điều này, quân lính của Thiết Mộc Chân thấy vị tướng của mình quá dũng mãnh, dám đương đầu, sừng sững giữa trời đất, trước hàng ngàn người đang rạp người xuống đất, co ro, trốn tránh.

Chuyện cũng kể rằng:”

Năm sáu tuổi, trong một lần vô tình dạo chơi trên sông Oát Nan, Thiết Mộc Chân đã cứu sống một con Hồ Ly. Sau nhiều năm rong ruổi chính chiến trên sa trường, nội chinh ngoại phạt, từng được một thiếu nữ bí danh là Ô Ân cứu mạng nhiều lần. Sau này mới biết thì ra là Tiểu Hổ Ly nhớ ơn cứu mạng nên đã hóa thành Ô Ân để đền đáp ơn xưa”

Cái chết không đáng sợ, chỉ sợ sống mà như đã chết. Hãy sống để làm đẹp cho hậu thế. Đó mới là cuộc sống có ý nghĩa.

Chúng ta hãy biết trân trọng những giá trị nhỏ, một ngày nào đó ta sẽ được đền đáp bằng giá trị lớn hơn. Nhưng ta không vì giá trị lớn hơn mà phải cố tỏ ra trân trọng cái nhỏ, mà một cách tự nhiên, cái gì dù nhỏ hay to cũng đáng trân trọng, để làm cho người khác được vui. cái nhỏ đó đôi khi chỉ là một con chim què.

Dù là một con chim nhỏ nhưng đó là giá trị tinh thần .

Trong lịch sử chim chào mào sẽ không có con chim thứ hai.

Bản lãnh như Lý Tiểu Long

Huyền thoại là Thiết Mộc Chân chào mào

Hôm này minh xin nói hết về Chào mào Thiết mộc chân, những cái hay và biến cố mình đã nói bởi vì lúc này Chào mào Thiết mộc chân không là của ai cả.

Trong suốt quãng đời chim, đi đâu , Tmc cũng thu hút người chơi ở đó. Ai cũng muốn đấu với Tmc, Bây giờ trường chim nhiều, CV Yến Phi bớt khách. Và Tmc cũng đã hết. Nhưng không ai quên được Trường chim Yến Phi, và càng không quên Chào mào 1 chân. Một con chim , một cuộc đời. Một phong cách. Và có một triết lý.

Thân chào các AE.

Sáng nay mở áo lồng không thấy Thiết mộc chân cử động nữa, nó đã ra đi mãi mãi. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả các AE.

_Nguồn : thiết mộc chân

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Chào Mào hót xòe

Chào anh em
Chia sẻ anh em clip em chào mào hót xòe
Chim gốc Bình Định 3 mùa gốc má lở,chim đi thi vào top 10/80 5 lần rồi.
Chơi siêng sàn cầu,tính nhanh chim, chào mào hót 5 - 7 âm,em nó ché như dế kêu.
Video em nó đang căng lửa,chơi nhanh như chớp


Video em nó đang rớt lông.


Còn đây là video em nó thay lông được 80% rồi vẫn phong độ như xưa






Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Chào mào mùa sinh sản


Xuân vừa hết cũng là mùa chào mào sinh sản. Nhưng có một loài hoa lạ, chẳng ai biết tên gì vẫn âm thầm nở rộ giữa một hòn đảo nhỏ. Nhưng khi chúng nở, người ta biết sẽ có một loài chim về. Chào mào.

Loài hoa lạ chẳng ai biết tên cứ đến đầu xuân là nở rộ. Hoa của chúng phớt hồng và nở dọc theo cả đoạn cành dài, giống như khi cây dâu kết trái.

Ở Hà Nội, loài hoa này chỉ xuất hiện ở 1 số nơi như Vườn Bách thú, hồ Trúc Bạch

Có một điều mà người ta chắc chắn biết, đó là mỗi khi hoa lạ nở, chúng sẽ thu hút về đây hàng đàn chào mào. Lúc đông nhất có thể lên đến cả trăm con, ríu ran khắp cả

Lý do chúng bị hấp dẫn đến đây chính là bởi thức ăn. Không ngạc nhiên khi chính những bông hoa rực rỡ này là thức ăn của chúng

Mặc dù đầu mùa cây hoa này có thể phủ kín hoa ở các cành. Nhưng khi đàn chào mào về, chúng có thể dọn sạch sẽ cho đến khi không còn bất cứ nụ hoa nào
Tất nhiên, kiếm sống chỉ là 1 phần trong vòng đời của loài chào mào. Mùa xuân, khi được sống với rất nhiều thức ăn, chúng thường kết đôi và sẵn sàng cho mùa sinh nở mới

Khi tìm thấy những loại quả ăn được, chúng thường sà xuống và nhanh chóng gọi đàn đến để chia sẻ

Chẳng mấy chốc, rất nhiều con khác trong đàn kéo đến. Nhiều con thể hiện kỹ năng bay lượn của mình bằng cách vừa bay, vừa mổ những quả si chín trên ngọn cây

Do có đặc tính là ăn thực vật, vào mùa này chúng ta có thể bắt gặp chúng ở bất cứ loại cây nào có hoa và có quả.
Ngay cả sưa, một loại cây quý ở Hà Nội cũng thu hút rất nhiều loài chim này về kiếm ăn Những tổ chim trang trí cho vẻ đẹp của hoa sưa

Chúc anh em bắt nhiều nhiều chào mào non,và có cơ hội sở hữu những chú chim chào mào hót đẹp

Chọn và chăm sóc Chòe Lửa cho người bắt đầu

Chích chòe lửa là loại chim hót rất hay,loại thị hót kéo dài liên tục,loại thì hót đảo giọng và hót nhiêu tông chúng kết hợp với nhau thành một chuỗi làm say đắm lòng người.Tuy nhiên mỗi loại có giọng hót khác nhau,và không phải chú chòe lửa nào cũng hót hay.Để chăm sóc cho chòe lửa hót,đi thi đó là một kỳ công.
Chòe lửa bông

Sau đây mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm chăm sóc chòe lửa cơ bản
*Trước tiên cần chọn cho mình một chú chim ưng ý.
_Tướng chim :Chọn chú chim có tính nhanh nhẹn,thường xuyên sàn cầu,nhảy lên nhảy xuống và lúc nhảy thì đuổi vểnh lên.Chọn những chú đuôi dài từ 20cm trở lên.Những con như vậy lúc thuần được và có lửa thì sẽ chơi đẹp như lúc chọn.
_Mỏ:Chọn những con có mỏ mỏng và dài (vì nó siêng hót) và mỏ trên phải khép kín với mỏ dười (không nên lấy những con mỏ cụp và không khép kín)
_Lông chim : Lông chim phải đen mược,gọn gàng,lông cánh dài,lông đuôi dài và cụp xuống dưới.
_Bộ mặt :Chọn những con có mặt hung dữ,mắt hơi lồi đừng chọn mắt lồi quá (bản chất chòe lửa mắt đã lồi).
_Chân chim ; chọn nhũng chú chân trắng hồng,móng đều nhau và không tật lỗi.
Chòe lửa đuôi cực dài


*Về cách chăm sóc chim.
_ Lồng chim:
Khuyến khích nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức: (Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2
Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định (đường kính của lồng) là khoảng 51 cm.
_ Áo lồng:
Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.
_ Vị trí đặt lồng:
Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.
Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.
- Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.
_ Thức ăn:
Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.
Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.
Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.
Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và hoặc thay đổi thức ăn khô.
Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.
_ Tắm chim:
Nên mua một cái lồng tắm riêng cho chim. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày
Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.
Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh.
Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.
_Chúc anh em có chú chim đẹp

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Nhận xét về chào mào Bình Định


_Nói đến chào mào Bình Định thì mọi người thường biết đến là loài chim chơi cội tốt,loại chim có tố chất đấu trường.Tuy là loại chim có tướng sẻ chim (tướng nhỏ).Nhưng chào mào bình định lại có sức bền cao,giọng chẻ trong và dài,chim thường xuyên chớp cánh khi đấu.

_Những vùng nổi tiếng về chào mào bình định như: chào mào An Lão,An Nhơn,Bồng Sơn.Những loại chim này hầu như bây giờ rất hiếm.Chim bình định bây giờ đa số là chim ở xã Canh Liên huyện Vân Canh.

_Nhận biết chim Bình Định thường qua giọng hót(đối với người chơi lâu năm).Ngoài ra có thể nhận biết qua tướng và màu lông.Chim có sắc lông rất đẹp.Lông bụng rất trắng,kể cả hai bên hông chim,rất khác biệt so với các vùng khác là đen nhạt hoặc hơi vàng.

*Trên đây là 1 vài kinh nghiệm của mình về chim bình định,hi vọng anh em sẽ sở hữu được chú chim chào mào có tố chất tốt.Thân!

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Bình Định xòe đuôi, cánh chơi đẹp quá

Chia sẻ anh em Video Clip chào mào Bình Định chơi xòe đuôi cực đẹp. Chim chơi xòe đuôi, bung cánh và chạy cầu


Anh em xem xong để lại lời bình nhé, ai thích gả luôn

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm chọn chòe lửa bổi cho người bắt đầu chơi

Chào anh em, sau một thời gian chơi chòe lửa, mình cũng đúc kết được một số kinh nghiệm chọn chòe lửa bổi. Nay chia sẻ lại cho anh em mới bắt đầu chơi chòe lửa. Anh em xem cách chọn chim như sau :

1.Tướng chim

Tướng chim rất quan trọng nên cần phải xem kỹ trước khi bắt.Chim trong lồng tập thể đuôi phài dài khoảng 20cm.Chim thường xuyên nhảy cầu và nhảy xuống đáy lồng.Trong lúc nhảy đuôi phải vểnh ngược lên trời.Những con này nên bắt vì sau này chơi sẽ rất tốt.

2.Đầu chim

Chọn chim đầu xà,tức là khi mình vuốt đầu chim thì thấy bằng phẳng 1 đường chứ không phải bị lồi lên.Chim đầu xà tính lì và hung.

3.Mắt chim

Chọn những con có mắt lõm sâu vào trong,mắt phải méo và dài.

4.Mỏ và họng chim

Chọn con có mỏ mỏng và dài,mỏ trên và dưới phải kín.không bị méo hay tật lỗi.Họng chim phải đen,càng đen càng tốt,những con này đang có lửa rừng về chăm sóc nhanh hơn.

5.Ngực chim

Chọn những chú ngực to,để ý lúc chim đang trong lồng,thấy chim nhảy và để ý kỹ ngực,con nào ngực to thì bắt.Vì đó là những con khỏe mạnh,chơi tốt.

6.Chân và móng

Chọn con có màu trắng hồng,móng đều và không tật lỗi,chú ý nhìn kỹ chân vì chòe lửa thường bị yếu chân,xem móng có co lại đầy đủ không.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình.Các bạn chỉ cần đạt trên 80% yêu cầu trên là tốt rồi,vì kiếm được những con đầy đủ yếu tố như trên là cực kỳ khó.
Chúc anh em chọn được chú chim ưng ý,và có duyên sở hữu được chú chim chích chòe hay. Thân!

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Bán chim họa mi hót 2014



Chuyên bán , hoa mi hot , hoa mi mai , hoa mi chọi , họa mi thuần (mi chiến ,mi hót) , họa mi mộc , mộc dở , họa mi hót , mi ngũ trường , mi ngũ đoản , mi chân vàng mỏ vàng , mi mầu mắt đỏ , mầu mắt sẫm, mắt méo đầu bằng ,mi thiên về chiến , thiên về hót

Những con chim chúng tôi bán ra đều là những con chim hay, có tố chất cực tốt và chuẩn gốc rừng Điện Biên, Lai Châu, Sơn La phần lớn được bẫy đấu.

- Mô tả đúng thực trạng con chim.
- Gửi đúng con chim đã đăng trên ảnh, clip.
- Đảm bảo chim không tật lỗi, chim khỏe mạnh đến tay người nhận.
- Giá cả luôn phải chăng , rẻ nhất , nhiều ưu đãi.


Liên hệ CHIMHOAMIHOT.COM
- Hotline : 094 959 1986 - 0977 547 999 ( Mr. Tùng )
- E-mail : tunghue.hb@gmail.com

- Website : http://www.chimhoamihot.com

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...