Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Chào mào rụng lông đầu

Chia sẻ anh em clip em chào mào Bình Định rụng hết lông phần đầu : lông đầu,lông mào,tách đỏ.Mặc dù không phải chim thay lông.Nhưng chào mào căng lửa chơi tốt,siêng ché và chơi cánh rất đẹp.






Để xem thông tin và hình ảnh thì vào đây xem nhé : chào mào đầu trọc

Chăm sóc hoạ mi mùa thay lông

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):

* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.
Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.


Sưu tầm (internet)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

chào mào bị rận mạt làm sao để trị thành công ?

Lồng nuôi chào mào lông ngày nếu không được vệ sinh sạch sẽ,sẽ gây ra rận mạt sống dưới đáy lồng.Nhưng con này làm cho chào mào bị ngứa ,bị rụng lông không mọc lại,sâu lông.Nếu để lâu sẽ làm cho chim bỏ ăn,ốm dần và nặng hơn là chết chú chào mào yêu quý của mình

Khi phát hiện các dấu hiệu trên thì cần phải diệt các con ký sinh trùng cho chào mào bằng các cách sau:

_Cách 1 : cho 2 giọt dầu xanh vào nước cho chim tắm
_Cách 2 : cho chim tắm bằng nước muối pha loãng
_Cách 3 : cho 1 ít dung dịch vệ sinh phụ nữ vào cho chim tắm.
Để giết rận mạt trên lồng thì cần dùng bình xịt côn trùng xịt vào đáy lồng để giết các con ký sinh trùng. Ngoài ra để phòng trừ chúng sinh sống dưới đáy lồng thì dùng lá thầu đâu, lá xoan nhét dưới đáy lồng. Hoặc mua sợi vòng đeo diệt rận mạt dành cho mèo và chó cắt ra và lót dưới đáy lồng.

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Kỹ Thuật Tập Chim Họa Mi trước khi Chiến đá

Sử dụng lồng phóng

Mục đích của việc sử dụng lồng phóng là tạo sức bền cho chim. Tuy nhiên, không phải con mi nào cũng có thể áp dụng việc sử dụng lồng phóng. Muốn ra nhảy lồng phóng, chim tương đối ổn định, thể lực thật khỏe (khi nhảy lồng phóng chỉ nhún chân và lắc đuôi chứ không sử dụng cánh; nếu còn dùng cánh thì chưa cho ra lồng phóng). Nếu thấy chim khỏe mạnh, giọng hót vang, lông lên tuyết, lông bụng không bị xỉa (lông ôm sát bụng), tắm không bị ướt lông thì có thể cho nhảy lồng phóng được.
Chim mi tập nhảy trong lồng phóng


Chỗ để lồng phóng: Lồng phóng nên đặt ở chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, ít người qua lại, để chim thích thì nhảy chứ không ép chim nhảy.

Cách sử dụng: Người nuôi có thể trực tiếp bắt chim từ lồng chiến qua lồng phóng hoặc ghép cửa lồng phóng vào cửa lồng chiến cho hai lồng thông sang nhau. Để mồi, nước, cám ở bên lồng phóng. Cách này tạo thói quen sang lồng cho con chim rất tốt, nhưng phải cẩn thận vì dễ bị sổng chim (không may có người chạm vào; cần có dây néo hai lồng vào nhau hoặc để lồng ở sân chơi riêng). Mỗi ngày chỉ cho nhảy theo thời gian tùy vào kích thước lồng phóng. Trong quá trình cho chim “tự lyện tập” nếu quan sát thấy lông chim khi tắm bị ướt thì không cho nhảy lồng phóng nữa.

Trong thời gian cho chim tập ở lồng phóng cần chú ý tới việc chăm sóc chim. Cho chúng ăn loại cám dễ tiêu, sáng và trưa cho ăn thêm châu chấu (khoảng 3 – 5 con/ 1 bữa). Quan sát thấy phân chim trắng, khô, bộ lông bóng mượt ốp sát người là chim khá khỏe mạnh.
Sử dụng lồng chạy đất:

Lồng chạy đặt giúp chim tiếp đất và ăn những viên cát sỏi mà nó thích, rất tốt cho tiêu hoá. Có thể cho chim vào lồng chạy đất hàng ngày để chim tắm, ăn mồi tươi và phơi nắng.

Cho chim ăn mồi tươi và tắm trong lồng chạy

Đặc biết chú ý: Khi chuyển từ lồng chiến sang lồng chạy đất rất dễ sổng chim. Vì vậy cần phải thật cẩn thận. Lồng chạy đất phải được đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Chủ chim phải túc trực liên tục trong thời gian cho cho chim tắm, ăn mồi tươi và bươi đất. Phải đảm bảo rằng không một vật nuôi nào (hoặc trẻ con) có thể vào khu vực cho chim ăn nếu không rất dễ làm chim hoảng sợ hoặc có thể sổng mất rất đáng tiếc.

Mỗi ngày cho chim ra lồng chạy đất khoảng 1 tiếng, rồi cho chim trở lại lồng chiến, không nên để chim phơi nắng quá lâu.

Nguồn : Sưu tầm

Cách nuôi chim Họa Mi Chiến ( đá )

Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng , háu đá . Chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó , và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.


Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.

Trước hết , người ta phải chọn giống chim :

- Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở Vùng Lạng Sơn ,Móng Cái mới là loại chim dữ.Cũng như nuôi gà cựa ,người ta phải chọn gà Cao Lãnh vậy.

Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.

Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào "lồng thể lực" , tức là loại lồng lớn , chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì các bạn có thể lấy giấy nhám dán vào ) để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.

Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn , có người cho ăn dái gà trống tơ...

Đây là chuyên bàn thêm để các bạn xem chơi thui , chứ mình không ngầm khuyến khích nha.

Xin nói thêm là một con chim Họa Mi đã đá xong, dù thắng hay bại , thân hình cũng xơ xơ xác xác nhìn thãm, tính dưỡng lại sẻ mất một thời gian khá dài.

Chim họa mi thay lông xong - tức đã đủ lửa - sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.
Hai con chim "đồng sức ngang tài " để gần nhau , chúng sẻ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.

Xin lưu ý : chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị "hốc" suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.

( sưu tầm )

Họa mi chọi và cách chơi mi chọi

Về chơi con chim Họa mi chọi đúng là có rất nhiều cao thủ đương thời, những bậc tiền bối có rất nhiều những kinh nghiệm quý báu , tuy nhiên vấn đề chia sẻ kinh nghiệm công khai đa số là họ sẽ giữ nghề vì nhiều nguyên nhân khác nhau:

Chơi Họa mi chọi có lẽ là môn chơi khó nhất trong thú chơi các loài chim, do vậy có hàng nghìn bài cám, nước nuôi khác nhau và vẫn thành công, kiến thức của chơi Họa mi chọi thật rộng lớn chưa ai cảm thấy thỏa mãn khi tìm tòi nước nuôi; chính vì vậy người chơi chim chọi phải nói có một sự đam mê khác hẳn các thú chơi khác.

Cảm ơn bạn đã có những suy nghĩ và nhận xét tốt về tôi cũng như đã mở ra topic này, tôi cũng hy vọng các anh em chơi chim Họa mi chọi khác cũng ủng hộ topic của bạn chia sẻ những kiến thức những kinh nghiệm để những người mới chơi được học hỏi và những người đã chơi nâng cao thêm kiến thức.

Tôi cũng chia sẻ với bạn một vài quan điểm và kinh nghiệm nhé!

Theo tôi muốn chơi chim Họa mi chọi thành công cần có những yếu tố : Nước nuôi, Con giống, mồi khô. Muốn đỉnh cao thì bắt buộc phải có đủ cả 3 yếu tố trên và cần thêm: Thời gian, không gian, tài chính.

Theo quan điểm của riêng tôi trong 3 yếu tố : Nước nuôi, Con giống, mồi khô thì Nước nuôi là quan trọng nhất ( trái ngược với rất nhiều người );

Nước nuôi: ví như nước đi của một người giỏi chơi cờ sẽ biết nhận xét và áp dụng chế độ cho con chim của mình trong từng thời điểm, một người chơi cờ giỏi có những nước đi liên hoàn, nghĩ được nhiều nước, biến hóa ra nhiều thế. Trong nước nuôi có rất nhiều vấn đề: chế độ ngủ, nghỉ, tắm, chế độ luyện tập, vị trí nuôi chim .......

Con giống: cần học hỏi về khái niệm tướng mạo, bộ biền nhưng đối với những người có nguồn lực tài chính thì ngoài việc xem tướng mạo , bộ biền họ sẽ tìm mua con giống hết sức đơn giản chỉ cần trông vào thực tế: phong độ, lối đòn.

Mồi khô: yếu tố cần thiết không kém con giống, mồi khô có sự quyết định cao bởi người chơi giỏi đều có những bài cám hay mang tính bản quyền riêng còn nếu trong vào mồi tươi thì ai cũng giống ai .
Một ví dụ và lý luận để tôi đề cao nước nuôi lên hàng đầu: trong đội chơi của tôi cùng sử dụng 1 loại cám, con chim có thể chuyển từ người này sang người khác như vậy là hai yếu tố như nhau, tuy nhiên có người nuôi con chim chọi rất kém và có người nuôi chọi rất tốt; có rất nhiều người bỏ tiền nhiều mua hẳn con chim đều được mọi người đánh giá là số 1 nhưng chỉ sau một thời gian là con chim kém dần. Nếu bạn sở hữu con chim ở đẳng cấp 8 mà phát huy được đủ 100% phong độ thì sẽ ăn đứt người sở hữu con chim ở đẳng cấp 10 mà chỉ nuôi được 70%.

Tôi tư vấn giúp bạn các vấn đề bạn cần tham khảo nhé!

1. Con chim họng đỏ có con căng và có con bị bệnh họng cũng đỏ. Mỏ vàng là con chim yếu, khi con chim khỏe bạn có thể thấy ở con chim rừng: mỏ rất đen có độ bóng, gốc mỏ màu vàng sậm, sống mỏ cao đầy.
Con chim có tính như vậy là do 1 thói quen của chủ cũ tạo ra cho nó, ví dụ ở Lào Cai, Nam định, Sài gòn hay cho kè chim (dìu chim) để cho con chim phá lồng thành thói quen, sau này con chim khi thua vặt nhiều hoặc bị ép đánh nhiều trong lúc yếu nó sẽ bị "vỡ đòn", lúc này chỉ để chơi hót hoặc làm mồi. Ở trên hội chọi ngoài Hà nội rất nhiều con chim khi đặt lên bàn thì thấy trèo leo , đục lồng rất ghê nhưng khi rút thẻ ra là mất điện ngay.

2. Con chim căng lửa có 2 loại: căng sâu và căng sổi.
Căng sâu: nuôi rất khỏe, ổn định, vẳng mái, đực lâu ngày ; lúc này nhìn con chim trông rất nhạt chỉ khi ghép mái hoặc thấy đực khác mới tỏ thái độ. Cặp mái ra hội để càng lâu cho đấu hót càng căng.
Căng sổi: trông con chim có vẻ khỏe, đầu mặt phồng, mắt trợn, đồng tử co tít, gọi lên cọc cọc, nhìn thấy mái phá lồng độp độp ( thậm chí bù đầu cắp rác) lông mở to... Những con chim này thường chọi ở nhà hoặc ra hội phải chọi ngay để lâu sẽ bị bã, mất lửa dần.
Hai trường hợp trên phân chim đều nhỏ, khô.
Có trường hợp khác: con chim vẫn còn yếu do chưa thích nghi nước nuôi mới và chế độ cám bã mới nên phân chưa đẹp nhưng con chim đạt đủ độ vẳng, chỗ treo chim tốt , con chim thản ghép mái là chọi được ngay. Trường hợp này con chim cũng bị bã rất nhanh.

To Toilavu: con chim trông to khỏe có khi mới đủ trạng giống như người đủ cân lạng ( lúc này chỉ có sức mạnh tức thời), tiếp tục nuôi ổn định lâu ngày cộng với chế độ luyện tập đều đặn, dinh dưỡng phù hợp thì mới có gân, lúc này con chim mới có thêm sức bền. Con người cũng vậy: mấy anh mới tập thể hình trong cơ bắp căng phồng, nghỉ vài tháng là sẹp ngay, những người có thâm niên khi đã vào gân nghỉ vài năm vẫn còn nét đẹp. Con chim Họa mi cần có sức bền ví như mấy anh chạy marathon người gọn gàng, gân săn chắc. Mấy anh mới tập thể hình trong bắp tay to tướng chắc gì đã vật tay thắng mấy bác thợ xẻ gỗ chuyên nghiệp trông gầy bé.

To dovankhoi.info: Khi mới chơi chim hoặc khi chỉ chuyên chơi Hội rất nhiều người cũng chơi như vậy. Thậm chí có nhiều người nuôi giỏi ở Hà nội mục đích họ chỉ chơi Hội (không tiện nói tên) cũng nuôi như vậy, mua lại những con chim đã từng chọi rồi ,tuần nào cũng mang 2-3 cặp ra hội chính vì vậy họ cũng rất nhiều cờ và cũng rất nhiều lần mất điện; nuôi kiểu này con chim chỉ gọi là căng sổi, không đỉnh cao được. Nếu nuôi mộc lên gần như không thành công vì những con nuôi mộc lên kiểu này chì chọi loanh quanh ở nhà.
To briandang: con chim khi đã chọi nhiều rồi thường thường có sự khôn chim, khi không khỏe không muốn đánh nhau( khác hẳn chim mộc) con chim của bạn bị đánh vào chỗ đau còn chưa khỏi lên cầu là bình thường. Nuôi khỏi hẳn vết thương hãy chọi tiếp , không ảnh hưởng gì đâu.


(st)

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...