Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Cách bảo quản cào cào để chim ăn trong mùa đông

Hướng dẫn cách bảo quản cào cào sống và chết.
Biết cách bảo quản cào cào (Châu chấu)sẽ giúp cho chim cảnh có nguồn thức ăn bổ dưỡng quanh năm mà không sợ mất chất dinh việc.
1.Bảo quản châu chấu để chim ăn vào những mùa không có cào cào.Anh em tiến hành làm theo các bước sau:
_Bước 1 : mua khoảng 2-3 kg cào cào tươi,tùy theo nhà nuôi chim nhiều hay ít mà mua cho hợp lý.
_Bước 2 : Dùng 1 chậu lớn cho nước muối vào rồi ngâm cào cào vào cho chết và loại bỏ chất độc dính trên cào cào do thuốc sâu hay thuốc diệt cỏ.
_Bước 3 : Để khô hết nước và cho vào hủ nhựa rồi đậy nắp lại và cho vào ngăn đá của tủ lạnh.

Mỗi lần cho chim ăn thì lấy ra 1 ít,cho vào nước ấm hoặc nước lạnh để tan hết đá và cho chim ăn,nhớ đừng để lạnh quá chim ăn bị đau họng nhé.Với cách bảo quản này thì có thể giữ được 4- 5 tháng.
2.Bảo quản cào cào sống :cách này thường giữ được cào cào sống từ 3-4 ngày.
_Bước 1 : Cào cào sau khi mua hoặc bắt về cho vào túi xốp hay hộp giấy,bỏ thêm thức ăn là cỏ,rau cho cào cào ăn
_Bước 2 : Cho cào cào vào ngăn chứa hoa quả cảu tủ lạnh,để giữ nhiệt độ cho cào cào sống.Chú ý không bỏ ngăn đá nhé.


Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Cách Chọn Tuyển Mi Hót

Mi hót và mi chọi khác nhau rất nhiều ở các mặt, mình rất thích chơi họa mi đặc biệt là mi chọi,nhưng tuyển lựa 1 sát thủ thật là khó.Gần cả 8 tháng khi bắt đầu chuyên nuôi về một chủng loại, mi chọi thật là khó tìm. chân móng đầu mỏ mình ngực thật khó hội tụ cho một chú chim hoa mi chọi. sau đây mình nói sơ về cách tuyển mi

1. Tuyển mi hót: mi hót cũng rất quan trọng không kém phần tuyển minh chọi, trước hết mi hót phải to con dài đòn chân trắng mỏ ngà, đầu chim hình rắn ( khó tìm thông thường hơi đầu rắn ma thôi) mép mỏ mỏng. nhớ là chim phải có ngực thì giọng mới mạnh và vang xa được. Đòn chim dài, thân hình họa minh chia lam 3 phần đầu và mình luôn dài gấp đôi cái đuôi của chúng là được. mắt đóng sâu gần mỏ, vì hoa mi háu đá nên khi ra trường nhìn mặt đanh thép dữ dằn đối thủ sẽ lép hơn và sẽ không dám kênh kiệu với họa mi của mình.

2. Tuyển lựa giọng hót:Mỗi chú chim họa mi đều có 1 cái giọng đặc trưng không giống con nào cả. Giọng họa mi phải trong cao dài, và chú chim họa mi phải đổi giọng liên tục khi hót. giọng phải luyến láy. cái giọng rất khó tìm vì thông thường lựa mi thì chủ tiệm sẽ bao trống cho bạn và bạn mang về nhà bỏ vào lồng xùy mái đôi khi có con hót con không và giọng chúng sẽ không thể nào thổ lộ ra hết. nhưng mi bổi thì giọng rừng sẽ có và mỗi chú chim ra giọng dài ngắn theo bản năng của chúng học từ bố mẹ và những làng sóm rừng sâu cùng loại với chúng.

3. Cách thuần họa mi: theo kinh nghiệm của mình 3 ngày họa mi sẽ quen nhà và quen mặt bạn, bạn phải phủ lồng để hở một khoảng nhỏ ngay cửa lồng thôi, tuần đầu cho chim tắm khi mang nó về được 4 ngày,không tắm sớm chim sẽ dể cảm lạnh.tuần thứ 2 cho chim tắm liên tục ngày nào cũng sang lồng tắm thay phân và thức ăn nước uống hằng ngày, giúp chúng lấy lại sức sau khi bị nhốt khổ sai từ bắc vào nam, nhớ cào cào già nhé, thêm liu riêu chim sẽ biếng ăn mồi tươi do vậy lúc sang lồng tắm chim nhớ rút hết bột ra nhé chim sẽ ăn mồi tươi thôi, rồi nó sẽ quen khẩu vị theo ý bạn. nhớ kề mái con bên cạnh cho mi bổi nhìn thấy mái con. tuần thứ 3 bạn mở rộng khung cửa che chắn chim mi bổi ra xíu nữa, nhớ chọn chỗn treo chim nhé, lựa chỗ đông người thường xuyên có người qua lại, âm thanh xe cộ và cho chim hoa mi nghe nhạc sẽ giúp chúng dạn người hơn, tuần thứ tư bạn cuộn áo lông lên 1/2 lồng nhé vẫn kẹp mái kế bên, nhớ nhé không có mái con mi bổi sẽ khó thuần nhé.trong 4 tuần đầu nhớ cho chim tắm thường xuyến đấy.

lâu lâu bạn dấu con mái đi cho chúng chơi trò trốn tìm bạn sẽ nghe được giọng thực thụ của chúng khi mái con nhà bạn xùy to.sau 1 tháng bạn dẫn chi đi dợt là vừa, nhớ mang mái theo nhé, thường xuyên chơi với chúng không chúng buồn sẽ nhát và khó lên lửa. cứ làm theo cách này tầm 3 tháng bạn bung hết áo lồng ở tháng thứ ba. và treo cho đông người, nếu chim còn chao thì phủ áo lồng lên đỉnh lồng tránh cho chim nhảy chọt đầu ra ngoài. nhớ là kè mái nhé.
mình chia sẽ sơ sơ thôi, nuôi chim là một nghệ thuật bạn hãy luôn sáng tạo để có cách nuôi độc đáo cho riêng bạn. nuôi chim giống như luyện thú làm xiệc vậy thôi.chào nhé


Nguồn từ: http://chimcanhhaiphong.com/diendan/showthread.php?t=227&s=dc1a52ccbe11191eb8032a4f57eb755c#ixzz33e9nLeMG

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Các loại lồng chim Họa Mi

LỒNG PHÓNG:
Dùng để tập thể lực cho HM chọi nên có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đén60cm cao từ 1,2m đến 1,5 m.
Hình ảnh
LỒNG CHIẾN:
Đây là lồng nuôi HM đực để chọi nhau (đá nhau) được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 40cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm (chân thường cao 15-16cm). lồng chiến là lồng được chú trọng nhất, được thửa rất công phu, đặc biệt là sàn lồng và cửa lồng. Trên sàn có bàn chiến.

- BÀN CHIẾN:
Là một bộ phận cùa sàn lồng, tiếp giáp với cửa lồng, có hình bán nguyệt, chỗ rộng nhất khoảng 10-11cm, trên mặt bàn chiến người ta đóng những thanh tre song song để tạo chỗ cho chim tì chân, đuôi để lấy thế chọi nhau, cũng có loại bàn chiến rời, khi chọi mới lắp vào, thường được làm bằng gỗ thông trắng (cùa TQ), khi lắp vào loại bàn chiến này thường có độ dốc khoảng 5 độ, sau cao trước thấp, thay cho những thanh đóng người ta khoét thủng thành những rãnh.

- CỬA CHIẾN: Đây là loại cửa lồng trước đây chỉ dành riêng cho lồng My chiến, nhưng sau này người ta lắp cả vào lồng phóng và lồng mái nữa (vì trông đẹp hơn và đỡ sổng chim khi sang lồng), Cửa lồng chiến thường rộng bằng chiều rộng của 6 nan lồng (khoảng 12-13cm) có chiều cao bằng 4 vanh lồng (khoảng 25cm) kích thước này tuy chưa được tiêu chuẩn hoá nhưng nói chung khi làm lồng chiến không ai làm quá khổ cả vì nó liên quan đến kích thước Trung sa (khung chọi). Vì là cửa để chim chọi nhau nên “cánh cửa” phải tháo bỏ ra được (chỉ còn lại khung cửa) để chim không bị vướng khi chọi. Khung cửa ngang trên và dưới được làm thò hẳn ra ngoài chu vi lồng, Toàn bộ “cánh cửa”được giữ chặt bởi hai then cài xuyên qua khung ngang trên dưới và một khung rời có khoá cài. (phần này chắc phài có ảnh mới hiểu được)

- CẦU ĐẬU:
(phần này ưu tiên cho Ongmat nhé) Tôi chỉ nói qua về cầu gạo thôi, Thực ra nó không phải là cành gạo như ta tưởng, tiếng Tày Nùng gọi cây này là: Kiều nộc có nghỉa là cầu chim. thuộc họ thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m, thường thấy mọc tại các khu vực đất cằn ven đồi (đất càng cằn cỗi càng có hy vọng tìm được cầu đẹp) có tán lá rất giống cây Hoa hoè, rất dễ nhận từ xa. Các cụ cho rằng chim đậu cầu này có tác dụng luyện da chân chim dày dạn, ít bệnh tật….

Ngoài hai loại lồng trên cón có LỒNG MÁI và LÔNG MỒI,
- LỒNG MÁI: thường có đường kính đáy khoảng 35cm,cao khoảng 40cm,dùng để nhốt mái HM nhằm thúc my đực chọi.

- LỒNG MỒI: có kích thước nhỏ nhất nhưng được làm chắc chắn,nan, vanh đều to, trước khi dùng thường đươc hun khói và bôi nhựa lá cây (sát lá rừng vào nan lồng nhiều lần)làm cho lồng có mùi và màu giống tự nhiên. Đây là lồng đựng chim mồi để bẫy chim rừng, có đường kính đáy khoảng 25cm, cao khoảng 30cm.
Trước đây các Cụ còn có lồng LƯU ĐIỂU to hơn lồng mái một chút (lồng mái có 48 nan lồng lưu điểu 52 nan,lồng chiến 56 nan,lồng phóng từ 64 nan trở lên) đường kính đáy lồng khoàng 37cm cao 40cm, dùng để xách chim đi chơi (đi dượt) bây giờ thấy ít người dùng.

- LỒNG VÁC: Đây là từ chỉ các loại lồng do những người ở làng Vác, xã Nhân hoà, huyện Thanh oai, Hà tây (nay là HN) sản xuất, mới đầu nó chỉ mang tính chất nông phẩm phụ, khi xong việc đồng áng, nhưng hiện nay nhiều nhà ở đây đã bán hoặc cho thuê ruộng, bỏ hẳn việc làm ruộng để chuyên tâm làm lồng. lồng Vác đã có mặt hầu khắp các tỉnh Bắc bộ và đã có chỗ đứng trong giới chơi chim,do giá cả hợp lý và hình thức ngày một mỹ thuật, thiếu sót của lồng Vác là những người làm lồng đều không chơi chim nên lồng thiếu tính thực dụng, không sáng tạo và nghiêm trọng nhất là tính giả dối về chất lượng còn khá phổ biến.

- LỒNG THỔ: Đây là từ chỉ những chiếc lồng do những người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía bắc chế tác,chủ yếu là lồng MY, ngoài ra cũng có một số ít lồng gáy và đa đa. Do chỉ được làm khi có nhu cầu sử dụng của bản thân, nên số lượng rất ít. Quy trình chế tác, vật liệu, kích cỡ, hình dáng…rất đa dạng. Đồ nghề nhiều khi rất đơn giản, chỉ có con dao và cái dùi sắt nung lửa để dùi lỗ vanh, vì vậy phần lớn trông cục mịch, thô , nhưng rất thật, rất hữu dụng và đầy ắp tính văn hoá bán địa. Hiện nay cũng đã xuất hiện một vài nơi (Vân an, Chiến thắng…ởLS) bà con dân tộc ít người cũng đã bắt đầu sản xuất lồng trong thời gian nông nhàn, đem ra chợ phiên tại TP LS để bán, những chiếc lồng này đã bị thương phẩm hoá nên tính văn hoá và chất lượng đã giảm nhiều.

- CÓNG (coóng): Là vật dụng dùng để dựng thức ăn và nước cho chim, trước đây thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng (hiện nay cũng có 1-2 cửa hàng ở HN bán bán loại này). Bây giờ người ta “cải lùi” làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ.

- TRUNG SA (khung chọi): Khi chọi chim người ta áp hai cửa lồng vào nhau, để chim chọi nhau qua những song cửa , nhưng vì cửa lồng của mỗi người khác nhau, song cửa cũng to nhỏ không đều nên thường gây ra những vấn đề không thống nhất vì vậy người ta nghĩ ra cái TRUNG SA. (TRUNG=ở giữa, SA=là cái mành hay cái chấn song cửa sổ). Trung sa thường được làm bằng gỗ, có chiều rộng mép trong khoảng 8,5cm, chiều cao khoảng 40cm, có hai thanh chấn song tre (có đk khoảng 0,5cm) ngăn trung sa ra làm 3 khoảng cách bằng nhau (khoảng 2,6cm) chim có thể thò đầu sang để chọi nhau, nhưng không thể chui hẳn sang (thông lồng), chọi qua trung sa xem hơi tức mắt (vì vướng nhiều thứ) nhưng giữ được chim chơi lâu dài.

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...