LỒNG PHÓNG:
Dùng để tập thể lực cho HM chọi nên có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đén60cm cao từ 1,2m đến 1,5 m.
LỒNG CHIẾN:
Đây là lồng nuôi HM đực để chọi nhau (đá nhau) được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 40cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm (chân thường cao 15-16cm). lồng chiến là lồng được chú trọng nhất, được thửa rất công phu, đặc biệt là sàn lồng và cửa lồng. Trên sàn có bàn chiến.
- BÀN CHIẾN:
Là một bộ phận cùa sàn lồng, tiếp giáp với cửa lồng, có hình bán nguyệt, chỗ rộng nhất khoảng 10-11cm, trên mặt bàn chiến người ta đóng những thanh tre song song để tạo chỗ cho chim tì chân, đuôi để lấy thế chọi nhau, cũng có loại bàn chiến rời, khi chọi mới lắp vào, thường được làm bằng gỗ thông trắng (cùa TQ), khi lắp vào loại bàn chiến này thường có độ dốc khoảng 5 độ, sau cao trước thấp, thay cho những thanh đóng người ta khoét thủng thành những rãnh.
- CỬA CHIẾN: Đây là loại cửa lồng trước đây chỉ dành riêng cho lồng My chiến, nhưng sau này người ta lắp cả vào lồng phóng và lồng mái nữa (vì trông đẹp hơn và đỡ sổng chim khi sang lồng), Cửa lồng chiến thường rộng bằng chiều rộng của 6 nan lồng (khoảng 12-13cm) có chiều cao bằng 4 vanh lồng (khoảng 25cm) kích thước này tuy chưa được tiêu chuẩn hoá nhưng nói chung khi làm lồng chiến không ai làm quá khổ cả vì nó liên quan đến kích thước Trung sa (khung chọi). Vì là cửa để chim chọi nhau nên “cánh cửa” phải tháo bỏ ra được (chỉ còn lại khung cửa) để chim không bị vướng khi chọi. Khung cửa ngang trên và dưới được làm thò hẳn ra ngoài chu vi lồng, Toàn bộ “cánh cửa”được giữ chặt bởi hai then cài xuyên qua khung ngang trên dưới và một khung rời có khoá cài. (phần này chắc phài có ảnh mới hiểu được)
- CẦU ĐẬU:
(phần này ưu tiên cho Ongmat nhé) Tôi chỉ nói qua về cầu gạo thôi, Thực ra nó không phải là cành gạo như ta tưởng, tiếng Tày Nùng gọi cây này là: Kiều nộc có nghỉa là cầu chim. thuộc họ thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m, thường thấy mọc tại các khu vực đất cằn ven đồi (đất càng cằn cỗi càng có hy vọng tìm được cầu đẹp) có tán lá rất giống cây Hoa hoè, rất dễ nhận từ xa. Các cụ cho rằng chim đậu cầu này có tác dụng luyện da chân chim dày dạn, ít bệnh tật….
Ngoài hai loại lồng trên cón có LỒNG MÁI và LÔNG MỒI,
- LỒNG MÁI: thường có đường kính đáy khoảng 35cm,cao khoảng 40cm,dùng để nhốt mái HM nhằm thúc my đực chọi.
- LỒNG MỒI: có kích thước nhỏ nhất nhưng được làm chắc chắn,nan, vanh đều to, trước khi dùng thường đươc hun khói và bôi nhựa lá cây (sát lá rừng vào nan lồng nhiều lần)làm cho lồng có mùi và màu giống tự nhiên. Đây là lồng đựng chim mồi để bẫy chim rừng, có đường kính đáy khoảng 25cm, cao khoảng 30cm.
Trước đây các Cụ còn có lồng LƯU ĐIỂU to hơn lồng mái một chút (lồng mái có 48 nan lồng lưu điểu 52 nan,lồng chiến 56 nan,lồng phóng từ 64 nan trở lên) đường kính đáy lồng khoàng 37cm cao 40cm, dùng để xách chim đi chơi (đi dượt) bây giờ thấy ít người dùng.
- LỒNG VÁC: Đây là từ chỉ các loại lồng do những người ở làng Vác, xã Nhân hoà, huyện Thanh oai, Hà tây (nay là HN) sản xuất, mới đầu nó chỉ mang tính chất nông phẩm phụ, khi xong việc đồng áng, nhưng hiện nay nhiều nhà ở đây đã bán hoặc cho thuê ruộng, bỏ hẳn việc làm ruộng để chuyên tâm làm lồng. lồng Vác đã có mặt hầu khắp các tỉnh Bắc bộ và đã có chỗ đứng trong giới chơi chim,do giá cả hợp lý và hình thức ngày một mỹ thuật, thiếu sót của lồng Vác là những người làm lồng đều không chơi chim nên lồng thiếu tính thực dụng, không sáng tạo và nghiêm trọng nhất là tính giả dối về chất lượng còn khá phổ biến.
- LỒNG THỔ: Đây là từ chỉ những chiếc lồng do những người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía bắc chế tác,chủ yếu là lồng MY, ngoài ra cũng có một số ít lồng gáy và đa đa. Do chỉ được làm khi có nhu cầu sử dụng của bản thân, nên số lượng rất ít. Quy trình chế tác, vật liệu, kích cỡ, hình dáng…rất đa dạng. Đồ nghề nhiều khi rất đơn giản, chỉ có con dao và cái dùi sắt nung lửa để dùi lỗ vanh, vì vậy phần lớn trông cục mịch, thô , nhưng rất thật, rất hữu dụng và đầy ắp tính văn hoá bán địa. Hiện nay cũng đã xuất hiện một vài nơi (Vân an, Chiến thắng…ởLS) bà con dân tộc ít người cũng đã bắt đầu sản xuất lồng trong thời gian nông nhàn, đem ra chợ phiên tại TP LS để bán, những chiếc lồng này đã bị thương phẩm hoá nên tính văn hoá và chất lượng đã giảm nhiều.
- CÓNG (coóng): Là vật dụng dùng để dựng thức ăn và nước cho chim, trước đây thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng (hiện nay cũng có 1-2 cửa hàng ở HN bán bán loại này). Bây giờ người ta “cải lùi” làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ.
- TRUNG SA (khung chọi): Khi chọi chim người ta áp hai cửa lồng vào nhau, để chim chọi nhau qua những song cửa , nhưng vì cửa lồng của mỗi người khác nhau, song cửa cũng to nhỏ không đều nên thường gây ra những vấn đề không thống nhất vì vậy người ta nghĩ ra cái TRUNG SA. (TRUNG=ở giữa, SA=là cái mành hay cái chấn song cửa sổ). Trung sa thường được làm bằng gỗ, có chiều rộng mép trong khoảng 8,5cm, chiều cao khoảng 40cm, có hai thanh chấn song tre (có đk khoảng 0,5cm) ngăn trung sa ra làm 3 khoảng cách bằng nhau (khoảng 2,6cm) chim có thể thò đầu sang để chọi nhau, nhưng không thể chui hẳn sang (thông lồng), chọi qua trung sa xem hơi tức mắt (vì vướng nhiều thứ) nhưng giữ được chim chơi lâu dài.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?
NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...
-
Thông thường các bạn bắt chim họa mi mộc nên lựa chọn: - Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim g...
-
Chim chào mào phá đuôi hay còn gọi là phá vĩ làm cho đuôi nhìn rất xấu và lúc nào cũng xơ xác như cái chổi trà . Chim phá vĩ cũng có rất nh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét