Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?



NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <=
Hello anh em! lâu lắm rồi tôi mới có bài chia sẻ đến với các anh em nghệ nhân xa gần. Khoảng thời gian gần đây có rất nhiều anh em nhắn tin và gọi điện thoại nhờ tôi tư vấn trong lĩnh vực chim cò. Thú thật ra tôi cũng không thể trả lời hầu hết được nên các anh em thông cảm. Điểm qua những câu hỏi của các anh em tôi thấy nổi trội lên những câu hỏi về cám chim chào mào. 
Quả thật khi nói đến vấn đề này nó cũng khá nhạy cảm bởi vì ít nhiều sẻ đụng chạm đến không ít anh em đang làm cám hiện này. Nhưng vì cái đam mê chung của thú chơi, cũng như có 1 cái định hướng và nhìn nhận nhất định cho các anh em nghệ nhân mới bước vào nghề chơi chim nói chung và chào mào nói riêng. Nên trong bài này tôi sẻ đề cập tới 3 vấn đề gồm: Cám bã quyết định? Chim hay bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm? 
1/ Cám bã quyết định mọi thứ?
Ngày nay có rất nhiều các thương hiệu cám ra đời với những lời quảng cáo nghe rất kêu. Nào là Cung cấp siêu năng lượng, giúp chim ra mỏ nhiều, giúp chim tăng sức bền, giúp chim mau căng lửa, giúp chim phát huy cầu cánh mỏ, giúp chim căng lửa 2-3 ngày sau khi sử dụng, phục hồi những con chim suy sau vài tuần và còn rất nhiều lời quảng cáo nghe rất kêu mà thú thật là tôi nhớ không nổi. 
Tôi chia sẻ cho các bạn biết rằng 1 con chim siêng mỏ, siêng cầu, siêng cánh hay ít mỏ, ít cầu, ít cánh thì đó là do cái nết của mổi con. Không có chuyện ăn cám vào là nó sẻ thay đổi. Nếu như nói ăn cám vào thay đổi là bốc phét, nói xạo. Nếu như vậy thì chúng ta đi lùng mua những con chim siêng cầu, cánh mỏ để làm gì? Chi bằng mua những con bình thường về cho ăn cám là nó siêng cầu cánh mỏ có phải đỡ tốn kém hay không? Nói để các bạn nhìn nhận và định hướng được rằng cám bả không giải quyết được bất kỳ cái nết của con chim nào cả. 
Đồng ý rằng quảng cáo là 1 điều đáng nên làm đối với những người làm kinh doanh. Nhưng thú thật cái gì nó cũng có 1 mực độ vừa phải và giới hạn nhất định của nó, đối với những tít quảng cáo như vậy thì tôi không bao giờ tin tưởng và không cần phải đếm xỉa đến, tôi cũng luôn góp ý với anh em chơi cùng là nên dẹp các loại cám đó đi nếu như có dùng và hãy từ bỏ nếu như có ý nghĩ muốn sử dụng. Đối với những bạn mới tập chơi thì có lẽ những quảng cáo như vậy sẻ vô cùng hấp dẫn và sẽ lùng mua cho bằng được. Nhưng đối với những người chơi kinh nghiệm và biết "suy nghĩ" họ sẻ gạch tên các thương hiệu đó ra ngay lập tức. Tại sao vậy? Nếu các bạn hỏi tôi tại sao lại như vậy thì các bạn nên tự hỏi rằng tại sao tôi nói như vậy. Từ đó các bạn sẻ có câu trả lời tại sao tôi lại nói vậy. 
Các bạn đừng bao giờ trầm trồ khen ngợi và thán phục các chủ thương hiệu cám thường xuyên ăn giải ăn cờ trong các cuộc thi liên tục, bộ sưu tập cờ quạt của họ chất cao cả đống. Tiềm ẩn đằng sau đó và đánh đổi lại các danh hiệu đó cũng mất không ít, thậm chí là rất nhiều với 1 mớ bòng bong phía sau à. Người nào may mắn thì bỏ ít, người nào không may mắn thì bỏ nhiều, nhưng bù lại họ bán được sản phẩm. Cho nên tôi muốn nói với các bạn rằng: Cám bả không phải là mọi thứ, cám bả không giải quyết được 1 vấn đề gì cả, nó chỉ là một phần rất rất nhỏ trong quá trình nuôi chim mà thôi. Đừng bao giờ chạy đua vũ trang vì cám bả hết. Tại sao tôi lại nói như vậy? Minh chứng rỏ ràng nhất là tại sao có nhưng con chỉ ăn cám gà, cám cò mà vẫn chơi hay? Trong khi đó các con khác lại ăn cám ngon, cám tốt, cám đắt tiền mà vẫn cứ ì ạch trong cái ao làng? Chưa bao giờ giúp chủ của nó lên đỉnh vinh quang dù chỉ 1 lần? 
Trước đây tôi cũng như các bạn, hay nói đúng hơn thì bất kỳ anh em nào mới bước vào lĩnh vực chơi cũng đều rất lăn tăn về điều này. Tôi cũng vậy, trước đây cũng nhồi nhét rất nhiều thứ vào các bài cám của mình, càng ngày càng cải tiến thêm bớt đủ thứ trên đời. Rồi 1 ngày tôi bình tỉnh nhìn lại rằng phải chăng mình đang làm khổ chính bản thân mình trong khi đó con chào mào lại rất dễ nuôi và dễ tính. Tôi lại nhìn lại thêm 1 lần nữa rằng ở ngoài thiên nhiên con chào mào nó ăn gì mà vẫn sung, căng, đít đỏ chét? Chỉ có trái cây, cào cào, sâu xanh và 1 số loại lá cây dại. Thế là từ đó tôi rút ra được 1-2 công thức chuẩn cho bản thân mình. Có nhiều bạn bảo con chim rừng không sung và khỏe bằng con chim nhà. Điều này là sai căn bản và hoàn toàn, minh chứng cho điều này rỏ ràng nhất là khi nào có dịp các bạn hãy thử hỏi các tay đánh chim chuyên nghiệp, đánh theo đơn đặt hàng, đánh theo kiểu cơm áo gạo tiền thì họ nói cho mà nghe.
2/ Chim hay – tố chất – bản lĩnh? 
Tôi cá với các bạn rằng những người nuôi chim thi thố hay những người chơi cafe vui vẻ, đều mong muốn sở hữu những con chim hay và tố chất thi thố cả. Mà thôi cũng huỵch toẹt ra luôn phàm đã biết chơi cafe thì ai cũng ham hố thi cử 1 lần cho biết cả, ai mà chẳng có tham vọng và lòng tham đúng không chứ? Nói về chim hay và tố chất thì đã có rất nhiều thảo luận cũng như các bài viết mà trong đó tôi có chia sẻ 1 bài chọn chào mào đi thi. Và trong một bài viết gần đây tôi cũng có nói rất chi tiết thế nào là một con chào mào tố chất và có thể thi thố được. Bạn nào chưa đọc và chưa hiểu thì xem lại nhé.
Dường như bất kỳ ai cũng thích nuôi 1 con chim hay tố chất cả. Đây là 1 điều đúng đắn và bình thường, chẳng ai thích nuôi 1 con chào mào mà suốt ngày đem ra trường trại cứ cắm đầu đi ăn với xỉa lông cả. Có nhiều người kháo nhau rằng về đổi cám ngon là nó sẻ sung căng và đổi nết chơi nhưng thú thật đây là 1 quan niệm sai lầm trầm trọng. Về nết chơi thì mổi con 1 kiểu, không có chuyện đổi cám nó sẻ thay đổi nết chơi. Cho nên các anh em mới bước vào giới chơi cũng nên chú ý vấn đề này nhé.
Quả thật nuôi 1 con chim hay và tố chất nó rất nhàn, bản thân tôi cũng cầm được 1 vài con chim hay và chim kém cũng khá nhiều. Sau 1 thời gian nuôi tôi thấy rằng con chim hay, tố chất thì chăm nó tành tành, rất đơn giản chứ chẳng cần phải o bế, xem nó giống như cha của mình. Cứ tắm rửa hoa quả trái cây là nó chơi ầm ầm rồi. Chẳng cần phải lăn tăn lo nghĩ gì cả. Còn những con chim kém, không tố chất, thể trạng bình thường, không nổi trội thì quả thật là rất vất vả, phải chăm rất kỹ, tốn tiền cào cào châu chấu rất nhiều, lại còn phải o bế hết cở nó mới chơi. Nhưng đôi khi nó cũng chập chờn, lúc vui thì nó chơi, lúc buồn thì nó nghĩ, sướng sướng lên thì nó đấu, mà mệt là nó đi ăn, rỉa lông nhìn rất bực mình và khó chịu.
Tôi nói thật các bạn đừng buồn chứ gặp phải những con như vậy theo tôi là các bạn nên phóng sinh nó, chó nó về với thiên nhiên để nó sinh sản để những lứa tiếp theo nó cho ra đời những chú chim hay hơn. Tôi biết khi tôi nói như vậy nó hơi thực dụng, nhưng thú thật đam mê cũng phải tỉnh táo và sáng suốt. Nuôi chim cũng vậy, chúng ta bỏ công ra chăm sóc nó, tốn thời gian tiền bạc với nó thì bù lại cũng phải có 1 cái động lực để thúc đẩy đam mê luôn luôn chảy. Chứ không phải cắm đầu cắm cổ vào những con chim không có tương lai, để rồi đến khi nhìn lại thì mới biết là sai lầm thực sự.
3/ Tay nuôi kinh nghiệm?
Thế nào là một tay nuôi kinh nghiệm? Thực sự ra có bí quyết gì trong lĩnh vực nuôi chim chào mào không? Có lẽ đây là một vấn đề mà rất nhiều anh chị em nghệ nhân quan tâm và không ngừng học hỏi và trau dồi để ngày 1 hoàn thiện kỹ năng nuôi chào mào. Nhìn chung mỗi người 1 kiểu nuôi, không ai giống ai cả, nhưng tóm gọn lại là vẫn có 1 kiểu nuôi chung và bắt buộc người nào cũng phải tuân theo đó chính là: Ăn uống – Phơi nắng – Tắm rửa – tập lực – Trường trại. Trên đây là 5 bước chính mà bất kỳ 1 người nuôi chim đúng nghĩa nào cũng phải thực hiện cả. 
Vậy tay nuôi thế nào là kinh nghiệm? thực ra mà nói giữa người nuôi chim kinh nghiệm và người không kinh nghiệm nó chỉ khác nhau có một chút xíu mà thôi, tôi khẳng định với các bạn như vậy. Một người nuôi kinh nghiệm thì họ luôn nhìn nhận và hiểu được thói quen và tập tính của con chim đó. Có nghĩa là họ luôn quan sát các thói quen hằng ngày của con chim cũng như nết chơi của con chim, từ đó đưa ra những chế độ chăm sóc cũng như cách bố trí cầu cóng hợp lý nhằm giúp con chim đạt tối đa sức khỏe, độ sung mãn và duy trì phong độ.
Hơn nữa tay nuôi kinh nghiệm họ nhìn chim và chọn chim chào mào rất kỹ, rất hay. Khi móc 1 con chim lên sàn thì họ có thể phán đoán được khoảng 80% về nết chơi của con chim, độ siêng mỏ, độ sàn cầu, độ lỳ và độ bền. Để đạt được trình độ nhất định như vậy tất nhiên họ cũng trải qua cả một quá trình học hỏi và vọc khá nhiều. Minh chứng cho việc này là các bạn để ý có những anh em nghệ nhân khi nào họ đem chim ra trường cũng chơi ầm ầm, con nào con nấy đều như bắp rang, chúng ta nhìn là chảy nước miếng. 
Một tay nuôi chim kinh nghiệm thực ra không có gì là cao siêu hay siêu phàm mà như nhiều người đồn thổi cả. Họ chỉ hơn chúng ta ở chổ nhìn nhận con chim mà thôi. Các bạn đừng nên khen và trầm trồ thán phục họ, hãy nhìn cái cách chọn chim của họ. Tại sao họ chọn con chim đó? Con đó có đặc điểm gì? Cách nuôi của họ làm sao? Chế độ của họ thế nào? Tuần dợt mấy buổi? Cách treo lồng thế nào? Hãy luôn đặt câu hỏi, các bạn sẻ có câu trả lời. Tin tôi đi, rồi sẻ có ngày các bạn như họ. 
4/ Lời kết bài viết
Điều đầu tiên tôi muốn nói rằng không phải tôi khuyên, đã khích, chê bai hay dạy khôn bất cứ bạn nào cả, những lời trên đây hoàn toàn là chia sẻ và mang tính chất xây dựng nhằm giúp phong trào chơi chim chào mào đúng nghĩa ngày 1 lành mạnh hơn. Giúp cho trình độ nuôi chim của các anh em nghệ nhân khắp nơi "ngang ngửa" nhau. Có rất nhiều anh em gọi điện tâm sự với tới rất nhiều rằng chăm chim rất tốt, cho ăn cám ngon đắt tiền nhưng sao con chim vẫn ỳ ạch, đi thi nhiều lần mà chưa từng 1 lần lên đỉnh vinh quang, ăn giải, ăn top. Quả thật khi nghe nhiều bạn nói vậy tôi cũng cảm thấy rất chạnh lòng vì cùng chung 1 niềm đam mê.
Qua bài này tôi muốn nói với các bạn rằng con một con chim hay thì nó sẻ hay, trong qua trình nuôi phải tinh tế, nhìn nhận con chim của mình và từ đó điều chim 1 cách hợp lý. Cám chỉ là thành phần phụ mà thôi. Chỉ ít ngủ cốc, vài quả trứng gà, ít lạng tôm cộng thêm trong quá trình nuôi cho hoa quả trái cây và cào cào trứng kiến là nó đã đầy đủ rồi. Đừng phức tạp vấn đề lên quá. Điều tiếp theo tôi muốn nói rằng những bạn nào có copy bài viết thì vui lòng để lại nguồn và cố gắng trau chuốt bài viết cho người khác dễ đọc, đây là một hành động đẹp và tôn trọng tác giả bài viết. Việc tôn trọng tác giả bài viết cũng giống như tôn trọng chính bản thân các bạn. 
Thân mến

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Các loại trái cây cho chào mào

NẾU BÀI VIẾT CÓ ÍCH VỚI BẠN CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG NHÉ :)

Chim chào mào ngoài ăn cào cào, sâu, bướm, chuồn chuồn ... thì chúng còn rất thích ăn các loại trái cây.Những loại trái cây sau đây giúp lông chào mào mượt hơn và giúp cho chào mào phát triển tốt hơn về thể chất cũng như sung mãn hơn.

Khi chào mào trở thành một thú nuôi phổ biến như hiện nay, phần lớn chúng được nuôi bằng cám dinh dưỡng với thành phần chủ yếu là đạm động vật. Điều nay ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Việc bổ sung thêm trái cây, rau củ hằng ngày là rất cần thiết nhằm cân bằng lại nhu cầu dinh dưỡng cho chim.
Cá Cảnh
Có thể nói "Chuối" đứng đầu trong hàng bách quả dành cho chim Chào Mào bởi sự phổ biến & thành phần dinh dưỡng thần diệu của nó. Trong chuối có chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magiê, vôi, kali, sắt, photpho và iốt . Hơn thế nữa, chuối còn giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu. Chuối còn có khả năng kích dục đối với chim trống, giúp chúng chơi hăng hơn bình thường.


Cá Cảnh


Chuối có nhiều chất xơ giúp nhuận tràng tốt và chống táo bón cho chim (Nhiều wed Thái đã đề cập đến đặc tính này của quả chuối). Ngoài những tác dụng trên chuối còn có tác dụng giảm stress, căng thẳng cho chim bổi do lượng Kali trong chuối khá nhiều đã bù đắp lại phần nào lượng KaLi bị mất trong thời gian căng thẳng.

Quả ớt có nơi gọi là Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu.. Gồm nhiều loài khác nhau, nhưng phổ biến và được chim ưa thích hơn cả là 2 loại ớt Chuông và ớt Sừng Trâu. Trong ớt chứa nhiều loại vitamin như C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...Đặt biệt lượng vitamin C trong ớt cao gấp 3 lần cam.
Cá Cảnh


Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham. Giảm đau cho chim bị thương, kích thích tiêu hóa, tiết dịch vị rất tốt. Ớt còn chứa nhiều sắc tố thực vật giúp tạo màu lông đẹp cho chim trưởng thành (Lưu ý: Đối với chim non thì không nên cho ăn ớt). Bởi trong ớt có nhiều axit có thể gây hại đến dạ dày của chim non.



Cá Cảnh


Theo y học cổ truyền, quả Mướp Khía có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Long đờm nhớt nơi họng giúp chim có giọng hót trong trẻo, lảnh lót. Hạt mướp có vị ngọt, tính bình thanh nhiệt tẩy giun sán trong đừng ruột của chim. Mướp Khía chứ nhiều loại khoáng chất như Ca, P, Mg, vitamin B1, C 8 vv...Mặt khác nó còn có nhiều chất nhày, giúp lông chim bóng đẹp, thích hợp cho chim ăn trong giai đoạn thay lông.
Trái Cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, chữa ho tốt.Tăng cường khả năng miễn dịch, đề kháng của chim. Vitamin E giúp chim mái có hệ trứng non khỏe mạnh, hộ trợ quá trình sinh sản của chim. Cam chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, E, C, P, K, Ca, caroten, acid citric và aureusidin giúp bù đắp lượng khóang và nước khá lớn cho chim, chữa được bệnh đi ngoài ra phân đen (máu) ở chim Chào Mào



.
Cá Cảnh



Qủa Xoài có vị chua, ngọt, tính mát; hạch quả có vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt tiêu trệ, ích vị, chỉ thổ, giải khát, lợi niệu, tiêu hóa tốt, tẩy được sán lãi, chữa bệnh tiêu chảy, ngộ độc cho chim. Và ngoại trị viêm da, ngứa ngáy.
Cá Cảnh


Quả Xoài chứa nhiều caroten và vitamin A, B1, B2 và C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu và tanin. Lá chứa tanin và một hợp nhất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3% tanin và mangiferin.
Cây cà chua thuộc họ cà không độc, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lưu thông máu, giúp tiêu hóa và bài tiết tốt Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như carotene, pycopene, vitamin và các khoáng chất khác gồm K, Mn, P, Ca. Đặc biệt cái loại vitamin A, B, C, E, K. Hơn nữa chất beta carotene sẽ giúp chống sự oxy hóa tế bào, săn da. Là một loại quả mọng được chim Chào Mào khá ưa thích.





Cá Cảnh




Dưa hấu có tính vị ngọt mát, tính hàn, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt trị khan giọng, nhuận tràng, hỗ trợ cho mắt. Ngoài ra dưa hấu còn có tác dụng giải độc rất tốt. Trong dưa chứa nhiều khoáng và vitamin như: A, B1, B2, B6, E vv...rất cần thiết cho chim.



Cá Cảnh



Trái bơ chứa nhiều dinh dưỡng với hơn 14 loại vitamin và khoáng chất gồm đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ là loại quả chứa nhiều protein nhất, giúp chim suy mau lại sức, giúp bộ lông bóng đẹp, tráng cường cơ thể lấy lại phong độ & vóng dáng.



Cá Cảnh



Trái đu đủ có lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Tác dụng giúp tiêu hóa và hấp thụ đam tốt. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Đặc biệt chim mái khi sinh sản không nên cho ăn đu đủ chín vì có nhiều chất papain sẽ phá hủy hệ phôi thai và trứng non. Ngoài ra đu đủ còn hỗ trợ rất tốt cho phổi.



Cá Cảnh



Quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế còn được dùng để chữa nhiệt độc & chữa cảm cúm rất tốt. Những yếu tố vi lượng có trong khế gồm Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A, C, B1, B2 và P...


Cá Cảnh

Phương pháp chọn chim chào mào chơi hay


NẾU CÓ ÍCH CHO BẠN THÌ CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG PHÁT TRIỂN THÊM NHÉ :))) 
1: Cách chọn chim Chào mào theo hình dáng
Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con Chào mào. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi.
Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
2: Chọn theo nết chơi của chim
Cách chọn chim Chào mào thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
3: Theo lối chơi của chim
Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt toác toác chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
Kết hợp: chọn chim Chào mào có nhiều lối chơi như ở trên.
4: Chọn chào mào qua giọng hót
Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.
5: Chọn chim già rừng
Nếu mới bắt đầu chơi Chào mào thì theo tôi là không nên chơi chim bổi già rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi jà rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.
Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đưa vợt vào là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có jì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn).
Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.
Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt. Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ).
Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt. Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.
Việc chọn chim bổi già thì ngoài việc chọn dáng tướng, một số chi tiết cơ bản như trên, bạn còn phải tìm xem nó có những điểm nào làm cho bạn… không thích. Điều này tôi học được của các bạn trên diễn đàn. Theo tôi thì nếu tìm ra được khoảng 3 điểm cố định làm cho mình không thích nó thì nên bỏ qua nó, chọn con khác…
Chọn chim là một khâu rất quan trọng trong “sự nghiệp nghiện chim” của bạn. Ngay từ đầu, bạn khó tính bao nhiêu, thì về sau này bạn sẽ được hài lòng bấy nhiêu. Chính vì vậy, không nên quá dễ dãi nếu bạn có nhiều sự lựa chọn.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Cách nuôi chim chào mào cơ bản cho người chơi chim


  • Cách nuôi chim chào mào

Chào Mào (Passeriformes) gồm những loài chim có kích thước vừa phải. Thường sống thành đàn, khá đông và ầm ĩ. Chào mào các loại côn trùng và hoa quả. Tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm và cành cây. Có tổng 41 loài (trong đó Việt Nam đã phát hiện 23 loài)

Cách nuôi chim chào mào siêng hot:

Chào mào mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển , cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi


Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
 
Tổng hợp các kiến  thức, kỹ năng nuôi chim chào mào - ebook chăn nuôi
Một số hình ảnh đẹp về chào mào được chăm nuôi tốt
Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển". Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.

Cách lựa chọn chim chào mào trống đẹp hay: 

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi:

Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.

Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.

Một số điểm lưu ý khi nuôi chim chào mào:

-Lồng:Bạn nên mua loại lồng cao,to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp.Đừng nuôi lồng qus bé kẻo chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết.Bạn mới nuôi lại nên theo mình bạn nuôi lồng vác thôi là hợp lí nhất(về sau pro hơn thì lên đời lồng Tàu sau).Lồng vác bạn bỏ ra tầm 250 - 300k là có 1 cái chơi tầm mấy năm ko phải suy nghĩ rồi
-Thức ăn:bạn ra Tăng Bạt Hổ mua tầm 5 lạng cám chào mào cho ăn dần,hết lại mua tiếp 15k/lạng
-Chế độ chăm sóc:+ Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước,lồng phải vệ sinh hàng ngày,nước thay hàng ngày
+ Hoa quả:Chào mào là loại thích ăn hoa quả chúng ăn rất nhiều loại:táo tầu,dưa hấu,khế,chuối,ớt,đu đủ...Nhưng loại quả mà chúng thik nhất là táo Tầu.Ngày nào bạn cũng nên có hoa quả cho chim ăn.
+ Mồi tươi: Châu chấu,dế,sâu quy,giun...thỉnh thoảng bạn nhớ cho chim ăn nhé.
+ Tắm táp:Mùa hè:Ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm,nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần.Mùa đông thì tuần tắm 1,2 lần thôi bạn nhớ pha thêm nước ấm nhé.Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
-Chỗ mua: Nhà mình ở Hoàng Hoa Thám,bạn có thể lên đó vào các ngày phiên chợ Bưởi 4-9-14-19-24-29 âm lịch và t7,CN hàng tuần sẽ có các hàng bán chim tại ngã 3 Văn Cao gần sân quần ngựa(Chú ý đoạn này đang làm đường bạn nhé).Bạn lên đó chọn lồng Vác và chào mào bổi về nuôi.CM bổ tầm 60k,ko bạn mua tầm 100k ăn cám rồi,hót bét nhè rồi.Mua của các bác buôn chim từ quê lên nên sẽ rẻ hơn ở các tiệm chim.Ko thì ngày thường bác vào các cửa hàng trên đương HHT cũng được nhưng giá đắt hơn.Bạn nhớ phải chọn chim đực mà nuôi nhé....
NẾU CÓ ÍCH VỚI BẠN THÌ CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG PHÁT TRIỂN THÊM NHÉ :) 

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...