Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Bồ nông chân xám


Tên Việt Nam:
Bồ nông chân xám
Tên Latin:
Pelecanus phillipensis
Họ:   Bồ nông Pelecanidae
Bộ:   Bồ nông Pelecaniformes  
Lớp (nhóm):   Chim   
Bồ nông chân xám
Đặc điểm nhận dạng:
Chim trưởng thành: Mùa hè lông trên cổ kéo dài thành mào lông màu nâu nhạt, các lông khác ở đầu và cổ màu trắng, gốc màu nâu. Lông bao cánh và cánh sơ cấp đen nhạt, lông vai, lông đuôi và lông cánh thứ cấp có màu nâu. Phần còn lại của Bộ lông màu trắng, phần cuối lưng, sườn và dưới đuôi phớt hồng tím. Mùa đông lông đầu, cổ và lưng có màu trắng, cánh và đuôi màu nâu.
Sinh học - Sinh thái:
Kiếm ăn ở các vùng đất ngập nước như hồ, sông và ven bờ biển đặc biệt tại các cửa sông. Mùa sinh sản từ tháng 1 - 4, đẻ trung bình 2 trứng, ấp 31 ngày.
Phân bố:
Trong nước: Nam Định (Cửa sông Hồng, cửa sông Đáy). Vùng duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh, vùng ven bờ biển đồng bằng sông Cửu Long (Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang).
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Cămpuchia.
Giá trị:
Nguồn gen qúy có giá trị khoa học cao, màu lông và hình dáng đẹp hấp dẫn cho du lịch sinh thái.
Tình trạng:
Số lượng của loài này đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do nơi kiếm ăn bị mất dần hoặc bị thu hẹp và bị nhiễu loạn nặng nề.
Biện pháp bảo vệ:
Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng gây nhiễu loạn các bãi kiếm ăn của loài này ở các khu bảo tồn, bãi triều ở cửa sông Hồng, cửa sông Đáy,ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau kể cả ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).

Sưu tầm Tien Nguyen  
 

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Vẹt xám châu phi

Những con vẹt thông minh nhất

Loài vẹt xám châu Phi có với khả năng suy luận tìm ra nơi cất giấu thức ăn, mà chỉ có con người và loài khỉ mới làm được, một nghiên cứu cho biết.
Những con vẹt thông minh như người
Nhà khoa học Sandra Mikolasch thuộc trung tâm cứu họ động vật, đại học Vienna, Áo, và các đồng nghiệp đã thực hiện nghiên cứu trên 7 chú vẹt xám châu Phi với hai loại thức ăn như nhau mà các chú vẹt thích.
Sau đó, mỗi con vẹt nhìn mỗi nhà khoa học giấu thức ăn dưới hai chiếc cốc màu đục. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu che hai cốc đó đi, lấy một loại thức ăn ra khỏi chiếc cốc. Cuối cùng, màn hình che hai chiếc cốc được kéo ra, họ thử xem 7 con vẹt có thể tìm ra món ăn còn lại nằm trong chiếc cốc nào.
Trong số đó, có một con vẹt tên là Awisa đã làm được điều này. Nó lựa chọn chính xác 23 trong tổng số 30 thử nghiệm. "Cho đến nay chỉ loài khỉ mới khả năng thực hiện vấn đề này, nhưng là trong các thí nghiệm dễ hơn, và sử dụng loại cốc nhìn xuyên qua được", Sandra Mikolasch nói.
"Bây giờ chúng ta biết thêm con vật màu xám có khả năng suy luận logic để thực hiện nhiệm vụ này", bà nói thêm.
Sưu tầm Tien Nguyen
 

Kinh nghiệm làm lồng cho chim chào mào sinh sản

Xây dựng chuồng chim đẹp ngoài trời cho các loài chim thú cưng của bạn.
Nhìn chung, lồng nuôi chim ngoài trời rộng rãi hơn nhiều so với lồng truyền thống, và chúng cho phép các loài chim nhiều không gian hơn để di chuyển xung quanh và hoạt động. Nó cung cấp một môi trường tự nhiên hơn và cho chim tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời - một nguồn quan trọng của vitamin D3.

Thiết kế
Mỗi chuồng chim là có khác nhau, tùy thuộc vào loài chim bạn nuôi trong đó, tùy theo khí hậu nơi bạn dự định làm , cho dù bạn đang nuôi chim hoặc đơn giản là cung cấp một sân chơi ngoài trời dành cho thú cưng của bạn. Một số người muốn có một hiên nhà hoặc ánh nắng phong cách của chuồng kết nối với căn nhà của bạn. Một số người khác lựa chọn một khu vực rông lớn ngoài vườn . Một số lồng chim giống như một nhà kính...

Làm thế nào xây dựng một chuồng lớn ? Ít nhất, khuyến cáo các chuyến bay có ít nhất hai hoặc ba lần so với sải cánh của chim cho chiều rộng, sáu lần cơ thể của con chim cho chiều dài và chiều dài ít nhất bốn lần cơ thể của cho chiều cao..
Tìm hiểu xem các tiếng ồn có thể cản trở các kế hoạch của bạn. Nếu bạn sống trong một khu, nhà phố hoặc phát triển nhà ở khác theo kế hoạch, có thể có các hạn chế đối với cộng đồng của bạn về các loại cấu trúc ngoài trời được phép xây dựng.

Xây dựng lồng nuôi chim của bạn
Đối với một vẻ tự nhiên hơn, đặt một lớp cát, sỏi hoặc thông bào trên bê tông, sau đó mỗi ngày bạn xúc trong cát bẩn dọn dẹp. Bạn cũng có thể , trồng cây, cây bụi hay, lá ăn được không độc hại cho các loài chim của bạn để tận hưởng.

"Nói chung, tôi không khuyên bạn làm tầng đất , bởi vì có rất nhiều ký sinh trùng trong bùn đất, có thể làm hại cho chim mặt khác các vấn đề sức khỏe liên quan với các bụi bẩn .

Nếu bạn xây dựng với một sàn bê tông, thì độ dày 12-inch của xi măng vào mặt đất . Sau đó là bạn có thể xây dựng trên khung hình của bạn., nhựa hoặc gỗ được xử lý vào khung chuyến bay của bạn. tuy nhiên, gạch đá, hoặc kim loại là vật liệu tốt nhất khung của bạn.

thiết kế lồng nuôi chim phụ thuộc vào giữ những gì là các loài chim dự định nuôi , không gian sẵn có và các vật liệu để xây dựng nó.

Những con chim bạnxác định kích thước của lưới. Đối với chim sẻ, budgies và cockatiels cần vuông 1 / 2 inch bằng 1 / 2 inch, nó an toàn hơn. Đối với nó những 19G mỏng hơn (gauge) là lưới thích hợp. 16G lưới là tốt cho senegals và conures, 14g hoặc 12g lưới là tốt cho macaws và cockatoos; 2 inch phù hợp cho các vẹt lớn hơn và thường là rẻ hơn.

Lựa chọn khu vực
Đặt chuồng chim xa cây chống lại lá rơi, nhưng đặt nó trong tầm nhìn của ngôi nhà và cho một hướng, nơi ánh sáng mặt trời đến từ buổi sáng .. Đặt chuồng chim ra khỏi đường chính, vì nếu bạn không xem xét nó, chim có thể giật mình bởi ánh đèn xe và được tiếp xúc với một nguy cơ từ kẻ trộm thích nghi.
hãy cảnh giác Động vật săn mồi như những con chim săn mồi, động vật gặm nhấm, chuột,, cáo, rắn, mèo là kẻ thù của các loài chim

Chuồng có thể chi phí rất nhiều, nhưng với các vật liệu chất lượng, lập kế hoạch tốt và chăm sóc, nó sẽ mang lại cho bạn niềm vui và sự phấn khích cho cả cuộc đời. . Nó là một đầu tư tốt nếu bạn có một mong muốn cho một số lượng lớn các loài chim.Xây Dựng lồng nuôi chim Căn Bản

Chọn một VỊ TRÍ
Quá trình bắt đầu xây dựng lồng chim với vị trí không gian thích hợp. Không gian này có thể là bất cứ đâu trong nơi cư trú của bạn, nhưng chắc chắn là không bị giới hạn một số điều kiện cần thiết như kích thước, chiều cao , ánh sáng tự nhiên.

Mặt bằng và khoảng không tối thiểu cho phép xây dựng một lồng chim cho các loài chim nhỏ và vừa như Chào Mào, Chích Chòe, Khướu..... :
Chiều Ngang : 1m
Chiều Dọc : 2,15 m
Chiều Cao : 2.0 m

Tuy nhiên kích thước trên chỉ là cơ bản vì còn tùy theo điều kiện sinh hoạt của từng loài chim
Hướng làm lồng chim phải có ánh nắng chiếu vào tối thiểu là 2 tiếng (đồng hồ) trong 1 ngày ( trừ những ngày mưa, bão.... hì hì ) nếu không có điều kiện thì có thể tạo ánh sáng nhân tạo nhưng sẽ làm anh hưởng tới sự sinh sản của chim. vì hầu hết các loài chim đều rất cần đến ánh nắng hoặc ánh sáng tự nhiên

Nếu các Bạn tận dụng Lan Can (ban công) để làm lồng chim thi được lợi một mặt ( có thể là 2 hoặc 3) là vách tường nhà các bạn như thế các bạn chỉ còn thiết kế xây dựng phần còn lại mà thôi
Các bạn có thể làm khung (xương) lồng chim bằng Gỗ hoặc bằng Sắt, Kiến trúc khung ( xương ) thì tùy theo thị hiếu thẩm mỹ riêng của từng người. Nếu các Bạn làm lồng chim trên Lan can thì phai bảo đảm được sự vững chắc cho lồng chim cũng như nhà của các bạn

Trần của lồng chim các bạn cò thể làm bằng Tôn nhựa hoặc ni lông loại dày làm sao để ánh sáng xuyên qua càng nhiều càng tốt. Nếu các bạn làm bằng lưới sắt (b40) kết hợp với lưới nhựa ( lưới ruồi )là tốt nhất nhưng không được thẩm mỹ lắm vì làm bằng lưới lồng chim có thể nhận được ánh sáng và sương đêm môt cách trực tiếp điều này rất có lợi cho chim rừng quen sống ở môi trường hoang dã, hơn thế nữa là có lợi cho các loài cây và hoa mà các Bạn đặt trong lồng chim.

Mặt chính của lồng chim thường là một mảng liền lạc không có cửa. Các bạn có thể làm bằng lưới sắt với lỗ to hoặc nhỏ tùy theo kích cỡ loại chim mà các bạn muốn nuôi làm sao để chim không thể chui ra ngoài được. Các Bạn nên chọn loại lưới có tráng kẽm để hạn chế sét rĩ và không có góc cạnh sắc nhọn làm chim bi thương khi bám đậu trên lưới

Cửa ra vào thường làm ở mặt ít tiếp nhận ánh sáng nhất. Có hai loại cửa ra vào lồng chim mà không làm chim xảy ra ngoài
1./ Cửa hai lớp : Các bạn làm hai lớp cửa để khi vào thì mở cánh thứ nhất sau đó đóng lại rồi mở cửa thứ hai để vào lồng chim mà chim không bị xảy ra ngoài ( nên làm cửa lùa là tốt nhất )
2./ Cửa rèm : Các bạn làm một cánh cửa bình thường trong cánh cửa các bạn treo một tấm rèm làm bằng xích sắt sợi nhỏ sát với nhau và thòng sát mặt đất như vậy khi vén rem để vào lồng chim rèm sẽ buông xuống ngay chim không thể xảy ra ngoài

cuối cùng các bạn có thể sơn lồng chim để trang trí và tránh rĩ sét sau đó các bạn có thể bỏ một số loài cây kiểng hoặc hoa Lan vào lồng chim, các bạn nên làm một hòn non bộ nhỏ trong lồng chim để làm nơi cho chim tắm cũng như tạo độ ẩm cho lồng chim.

Sưu tầm Tien Nguyen
 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Chơi chim cảnh ở Huế

Mấy năm trở lại đây, trào lưu chơi chim cảnh rộ lên ở nhiều địa phương, Huế cũng không ngoại lệ. Giữa vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, chắc chắn ta sẽ cảm thấy thanh thản hơn nếu được thả hồn theo tiếng chim hót, phù hợp với tính cách trầm mặc, sâu lắng mà tinh tế của con người xứ Huế. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến thú chơi tao nhã này. Có người xem chơi chim cảnh chỉ là thú vui, nhưng có người coi đó như một nghề để kiếm tiền.
Chim được bày bán đa dạng tại đường Đinh Tiên Hoàng
Đi dọc đường Đoàn Thị Điểm và Đinh Tiên Hoàng, bạn sẽ không khó để bắt gặp những người thích chơi chim, cùng đó là đủ loại kiểu lồng chim và nhiều loài chim quý. Lân la vào một quán cà phê ở đường Đinh Tiên Hoàng, bắt chuyện với anh Nguyễn Văn Thành, một người chơi chim khá sành ở khu vực này mới hiểu được kiến thức về thú chơi tao nhã này. Anh Thành cho biết: “Hiện nay số lượng chim cảnh rất nhiều nhưng người chơi chỉ chia làm 3 loại: chim cảnh, chim hót và chim đá. Chim cảnh được mệnh danh là chim "người mẫu". Chúng có vẻ ngoài "bảnh chọe", dáng vẻ ưa nhìn, bộ lông sặc sỡ, mượt mà. Đại diện cho "phe" này là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hỏa tiễn, chích chòe... Chim hót thì chỉ cần "kêu" hay là được, vẻ ngoài không là yếu tố quyết định để lựa chọn. Tuy vậy, "kêu" hay cũng phải tuân theo những "chuẩn" nhất định nào đó. Ví dụ, với chim gáy, tiêu chí đánh giá tiếng hót tuyệt vời là phải gáy đủ 3 loại tiếng: gáy gọi, gáy trận và chu. Chim hót được chia tiếp thành 2 loại: chim dạy nói (vẹt, nhồng, cưỡng, sáo...) và chim có giọng hót hay (sơn ca, họa mi, khướu, thanh lam, hồng hoàng...).Về chim đá, chích chòe, chìa vôi được mệnh danh là chim võ sĩ. Chúng được chăm sóc, rèn giũa một cách công phu để đá cược. Tuy nhiên, phong trào nuôi chim "võ sĩ" không được phát triển nhiều bởi việc đá cược chim không được pháp luật cho phép.

Tiếp tục tìm hiểu quanh một số tụ điểm chơi chim khác , biết được giá cả các loại chim cảnh trên địa bàn Thừa Thiên Huế rất khác nhau , tùy theo chất lượng (đẹp, hót hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá một con chim chào mào mới bẩy về có giá 80 đến 150 ngàn đồng. Chim chào mào “đứng lồng” (khi người đến gần chim không hoảng sợ) giao động từ khoảng 200 – 250 nghìn đồng/con; chim chích chòe lửa, chích chòe than bổi mới bẩy về có giá 250 – 300 nghìn đồng/con; chim họa mi, khướu bổi có giá từ 700 – 900 nghìn đồng/con và các loại chim như cu gáy, vành khuyên, sơn ca thì giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào tố chất từng con. Những con có tố chất tốt thường có giá rất cao mà chỉ những người sành chơi mới định giá được.

Anh Tuấn, chủ một của hàng bán chim trên đường Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Gần đây phong trào chơi chim rất phát triển nên chim bán rất chạy. Chúng tôi lấy hàng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất vẫn là từ những người đi bẫy chim ở các vùng núi như Bình Điền, A Lưới, Phong Điền… và một số tỉnh lân cận. Kinh doanh thế này thôi chứ chủ yếu là thỏa mãn đam mê là chính. Ở đây chim có giá bao nhiêu cũng có từ tiền trăm đến tiền triệu”.

Lý do khiến ngày càng có nhiều người theo đuổi thú chơi chim cảnh bởi nó giúp con người thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, chơi chim cảnh giúp người ta kiềm chế được tính nóng nảy của bản thân và tập tính kiên nhẫn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khá nhiều quán cà phê nhỏ vừa kinh doanh cà phê, vừa là nơi gặp gỡ của những người yêu chim. Quán cà phê “Những người thích chơi Chim” ở đường Điện Biên Phủ là một ví dụ. Mặt dù số lượng lồng chim ở đây không nhiều, thế nhưng lại có nhiều người đến để được nghe chim hót. Vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê, vừa lắng nghe tiếng hót thánh thót của những chú chim thật không gì có thể thoải mái hơn. Qua tiếng chim, người sành chơi có thể đánh giá được chú chim đó là như thế nào. Anh Ngọc Duy, hiện đang là nhân viên lái taxi hãng Mai Linh cũng có sở thích chơi chim cho biết: “Để có thể đánh giá được một con chim thì phải căn cứ vào giọng hót của nó là chủ yếu. Mỗi loài cho một giọng khác nhau và tùy thuộc vào sở thích mỗi người mà họ chọn cho mình những con chim ưng ý. Dung mạo của những chú chim cũng khá quan trọng. Nhìn màu lông, sải cánh, vảy chân… người chơi chim có thể biết được “cá tính” của từng con. Đó là những kinh nghiệm lựa chọn chim của những người sành chơi”.

Ngoài việc lựa chọn cho mình một chú chim ưa ý, người chơi chim còn phải lựa chọn cho mình một chiếc lồng phù hợp với chim cũng như tình hình kinh tế của bản thân. Mâu thuẫn lớn nhất của thú chơi chim cảnh chính là lồng nhốt. Chim cảnh thường được nhốt trong lồng nhưng chính yếu tố này lại làm mất "tự do" của chim. Vì vậy, việc thiết kế đặc điểm lồng chim hợp lý sẽ làm giảm mâu thuẫn ấy. Sự phù hợp đó cũng chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau. Nếu là chim sơn ca hay họa mi, người chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ, lồng cao và mảnh. Còn hồng hoàng, ngọc yến thì dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng... thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi. Thường những chiếc lồng tre, lồng sắt có giá từ 150 đến 500 ngàn/cái. Còn những chiếc lồng bằng gỗ có chạm trổ tinh vi có giá từ 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng/cái. Người chơi chim có thể mua lồng ngay ở cửa hàng bán chim.

Việc chăm sóc và phòng bệnh cho chim cũng được người chơi quan tâm đặc biệt. Thức ăn của mỗi loài chim là khác nhau. Tuy nhiên, đa số đồ ăn này được bày bán sẵn ngoài chợ. Người sở hữu những chú chim lý thú cần chú ý tắm cho chim, chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, chống rét vào mùa đông, chống nắng mùa hè...

Tuy nhiên, điều đáng bàn là khi nuôi chim trở thành phong trào rộng khắp thì kéo theo đó là nạn săn bắt, bẫy chim rừng, nhất là những loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ. Người chơi chim trên địa bàn tỉnh đều mong muốn địa phương cần sớm thành lập Hội chơi chim cảnh để giới chơi chim có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc thi, bảo tồn, lai tạo các giống chim quý, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


Sưu tầm Tien Nguyen
 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Chào mào tai nâu - Microscelis amaurotis


Phân loại: Lớp chim - Aves > Bộ Sẻ - Passeriformes > Chào mào - Pycnonotidae > Microscelis
Trạng thái bảo tồn: Loài ít quan tâm
Chào mào tai nâu (tên khoa học: Microscelis amaurotis) là một loài chim biết hót kích thước trung bình thuộc họ Chào mào bộ Sẻ thường được tìm thấy tại khu vực Viễn Đông của nước Nga và Đông Bắc châu Á. Loài chim này rất phổ biến và quen thuộc với người dân tại các quốc gia như Nhật Bản (nơi chúng được gọi là Hiyodori) và Hàn Quốc (nơi chúng được gọi là Jikbakguri). Chúng là loài vật có khả năng thích ứng cao với nhiều kiểu môi trường sống, từ rừng rậm cho tới các vùng nông thôn, thậm chí là cả đô thị.
Đặc điểm hình thái:
Chào mào tai nâu trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 28 cm, bộ lông màu xám nâu, phần đầu, ngực và bụng có các đốm lông màu trắng xem kẽ, điểm nổi bật là phần lông ở hai bên má có màu nâu sẫm, đuôi khá dài, mỏ thon nhỏ sẫm màu. Chúng là loài chim khá ồn ào với những tiếng kêu rít tương đối chói tai.
Khu vực phân bố:
Loài chào mào tai nâu phân bố chủ yếu ở khu vực Viễn Đông nước Nga và các quốc gia thuộc vùng Đông Bắc Á, bao gồm Đông Bắc Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, đảo Đài Loan và cả ở phía Bắc của Việt Nam.
Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Chào mào núi - Ixos mcclellandii

Phân loại: Lớp chim - Aves > Bộ Sẻ - Passeriformes > Chào mào - Pycnonotidae > Ixos
Trạng thái bảo tồn: Loài ít quan tâm
Chào mào núi

Chào mào núi (tên khoa học: Ixos mcclellandii) là một loài chim biết hót trong họ Chim chào mào (Pycnonotidae) thuộc bộ Sẻ. Loài này có quan hệ họ hàng gần gũi với hai loài chào mào khác là Chào mào Sunda và Chào mào cánh xanh. Loài chim này thường được tìm thấy tại những khu rừng lá rộng thuộc Nam và Đông Nam châu Á, thông thường có độ cao từ 800-2600 m so với mực nước biển. Hiện số lượng của chúng còn khá lớn cộng với khả năng thích ứng với môi trường sống cao nên chúng không được coi là loài bị đe dọa trong danh mục của các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.
Khu vực phân bố:
Chào mào núi phân bố tại Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Miến Điện, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Sưu tầm Tien Nguyen
 

Họa mi đất mỏ dài - Pomatorhinus hypoleucos

Phân loại: Lớp chim - Aves > Bộ Sẻ - Passeriformes > Họa mi (Khướu) - Timaliidae > Pomatorhinus
Trạng thái bảo tồn: Loài ít quan tâm


 
Họa mi đất mỏ dài (tên khoa học: Pomatorhinus hypoleucos) là một loài chim thuộc họ Khướu Tamaliidae. So với những loài cùng họ, loài chim này tương đối lớn hơn
Đặc điểm hình thái:
Khu vực phân bố:
Họa mi đất mỏ dài được tìm thấy tại Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm.
Sưu tầm Tien Nguyen
 

Khướu khoang cổ - Garrulax monileger

Phân loại: Lớp chim - Aves > Bộ Sẻ - Passeriformes > Họa mi (Khướu) - Timaliidae > Garrulax
Trạng thái bảo tồn: Loài ít quan tâm

Khướu khoang cổ (tên khoa học: Garrulas monleger) là một loài chim biết hót thuộc họ Họa mi (Timalidae) được tìm thấy tại Nam Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm hình thái:
Khu vực phân bố:
Loài chim này sinh sống tại Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm, những vùng đồng bằng cận nhiệt đới hoặc rừng nhiệt đới núi cao.
 
Sưu tầm Tien Nguyen

Yểng - Gracula religiosa

Yểng (tên khoa học: Gracula religiosa) là một loài chim thuộc họ Sáo sậu (Sturnidae) thường được tìm thấy tại những khu vực thuộc Nam Á và Đông Nam Á. Loài chim này rất được ưa chuộng nuôi làm chim cảnh do có ngoại hình bắt mắt và nổi tiếng với khả năng "Chim biết nói" vào hạng khá. Chúng có khả năng bắt chước giọng hót của nhiều loài chim khác, thậm chí nếu được huấn luyện lâu dài và có phương pháp còn có thể nói được tiếng người. Tuy vậy tiếng kêu tự nhiên của bản thân loài Yểng lại chẳng lấy gì làm hay, tiếng kêu của chúng khá chói tai, tương tự như là một tiếng hét lớn và thường được phát ra vào những thời điểm bình minh hay hoàng hôn.
Chim Yểng được ưa chuộng làm chim cảnh
Đặc điểm hình thái:
Loài chim này có kích thước trung bình trong họ chim Sáo với chiều dài cơ thể khi trưởng thành vào khoảng 25-35 cm. Thân mình của chúng thuôn gọn hình khí động học với bộ lông thường là màu đen hoặc nâu sẫm pha lẫn những vùng có ánh xanh lá cây như ở cổ và vai. Mỏ của chúng ngắn và to, thường màu hồng tươi pha lẫn với màu vàng. Hai chân màu vàng hay hồng nhạt. Phần sau gáy của chúng có một lớp da sừng màu vàng hay màu trắng, kéo dài ra trước má, bao quanh phần gáy và tai. Những chiếc lông cánh thường có phần chóp lông màu trắng sữa.
Khu vực phân bố:
Loài chim này phân bố khá rộng rãi tại Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm lãnh thổ Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Arunachal Pradesh, phía Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Philippines, Bangladesh, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Ngoài ra chúng cũng được nhân giống thành công đến một số khu vực khác trên thế giới như là Puerto Rico, Hawaii...
 
Chế độ dinh dưỡng:
Cũng giống như nhiều loài chim họ Sáo sậu khác, chim Yểng ăn khá tạp. Chúng có thể ăn trái cây, mật hoa, hạt giống và rất nhiều loài côn trùng, thậm chí là cả những loài động vật có vú nhỏ.
 
Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Cách nuôi chim chào mào non tốt nhất

Loại này dễ nuôi "nhất quả đất"- Cho ăn được rất nhiều thứ. Nếu bạn cho ăn cám thì nhớ pha cho cám tan nhưng vẫn đặc. Nhớ chim non ăn khá nhiều và đừng bao giờ quên cho chim uống nước nhé!
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào non
Chào mào non cho ăn cám chim. Trộn cám hơi ướt, cho ăn thêm hoa quả và bánh kẹo mềm có vị ngọt, nếu mua được sâu cho ăn thêm. Không mua được sâu cho ăn thêm thịt lợn hoặc thịt bò đều được ( không nên ăn thịt sống dễ bị nhiễm bệnh từ gia xúc, không nên cho ăn cào cào vì hay có xán ).
Dùng que mỏng xúc cám bón cho chim. Chim mọc đủ lông bón nhấp nhứ gần mỏ, chim đói sẽ đớp mồi, thấy chim đớp mồi thì không bón đút nữa mà bón nhấp nhứ gần mỏ cho chim tự mổ. Chim mổ quen thì nhử dần que bón xuống máng và xúc cám ở máng cho chim nhìn thấy, dần dần chim tự mổ cám ở máng để ăn. Chúc bạn thành công!

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.
Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững.
Sưu tầm Tien Nguyen
 

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Chim cảnh, thú chơi dân dã cho mọi lứa tuổi !

Từ lâu, chim cảnh vốn được coi là thú chơi dân dã, phù hợp với nhiều đối tượng. Chỉ với số tiền nhỏ, người chơi sẽ sở hữu một lồng chim theo ý thích và được nghe chim hót líu lo mỗi ngày.
Số lượng loài chim cảnh khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, người ta chia chúng thành 3 loại chính: chim cảnh, chim hót và chim đá.
Chim cảnh được mệnh danh là chim "người mẫu". Chúng có vẻ ngoài "bảnh chọe", dáng vẻ ưa nhìn, bộ lông sặc sỡ, mượt mà. Đại diện cho "phe" này là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hỏa tiễn, chích chòe...


Chim hót thì chỉ cần "kêu" hay là được, vẻ ngoài không là yếu tố quyết định để lựa chọn. Tuy vậy, "kêu" hay cũng phải tuân theo những "chuẩn" nhất định nào đó. Ví dụ, với chim gáy, tiêu chí đánh giá tiếng hót tuyệt vời là phải gáy đủ 3 loại tiếng: gáy gọi, gáy trận và chu. Chim hót được chia tiếp thành 2 loại: chim dạy nói (vẹt, nhồng, cưỡng, sáo...) và chim có giọng hót hay (sơn ca, họa mi, khướu, thanh lam, hồng hoàng...)

Về chim đá, chích chòe, chìa vôi được mệnh danh là chim "võ sĩ". Chúng được chăm sóc, rèn rũa một cách công phu để đá cược. Tuy nhiên, phong trào nuôi chim "võ sĩ" không được phát triển nhiều bởi việc đá cược chim không được pháp luật cho phép.
Chào mào, loài chim được nhiều người yêu thích

Mâu thuẫn lớn nhất của thú chơi chim cảnh chính là lồng nhốt. Chim cảnh thường được nhốt trong lồng nhưng chính yếu tố này lại làm mất "tự do" của chim. Vì vậy, việc thiết kế đặc điểm lồng chim hợp lý sẽ làm giảm mâu thuẫn ấy. Sự phù hợp đó cũng chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau.

Nếu là chim sơn ca hay họa mi, người chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ, lồng cao và mảnh. Còn hồng hoàng, ngọc yến thì dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng... thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi.
Những chiếc lồng khuyên có giá hàng trăm triệu đồng

Việc chăm sóc và phòng bệnh cho chim cũng được người chơi quan tâm đặc biệt. Thức ăn của mỗi loài chim là khác nhau. Tuy nhiên, đa số đồ ăn này được bày bán sẵn ngoài chợ. Người sở hữu những chú chim lý thú cần chú ý tắm cho chim, chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, chống rét vào mùa đông, chống nắng mùa hè...

Tuy được coi là dân dã nhưng bất cứ thú chơi nào cũng cần niềm đam mê, nhất là chơi chim cảnh. Niềm đam mê giúp chủ nhân của những con vật đáng yêu này chịu khó học hỏi, tìm tòi những phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng chim tốt hơn. Đồng thời, họ cũng cảm thấy cuộc sống thi vị, tươi mới hơn khi được ngắm nhìn hay nghe tiếng hót trong trẻo mỗi ngày.

Sưu tầm Tien Nguyen

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Bồ câu Nicobar - Caloenas nicobarica

Bồ câu Nicoba (tên khoa học: Caloenas nicobarica) là một loài chim thuộc họ Bồ câu Columbidae chủ yếu được tìm thấy tại khu vực Đông Nam Á. Đây là một loài chim rất quý hiếm, được tìm thấy lần đầu tiên tại những hòn đảo nhỏ của quần đảo Nicobar. Chúng là thành viên duy nhất còn tồn tại của chi Caloenas. Tuy nhiên hiện tại số lượng của loài chim quý này vốn đã không nhiều, những năm gần đây lại càng suy giảm nghiêm trọng do bị săn bắt làm chim cảnh và môi trường sống biến đổi, do đó loài này hiện đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao.
 
Đặc điểm hình thái:
Loài chim này có kích thước khá lớn trong họ Bồ câu, chiều dài cơ thể trung bình đạt 40 cm. Đầu có màu xám xanh, có các lông nhọn mọc quanh cổ với kích thước khác nhau. Bộ lông màu tối có ánh thép màu xanh lục và màu đồng tương phản với màu trắng của lông đuôi và dưới đuôi. Đuôi rất ngắn màu trắng sáng. Mắt nâu. Mỏ xám đen. Chân có màu đỏ sẫm. Chim mái hơi nhỏ hơn chim trống, mỏ cũng nhỏ hơn và những chiếc lông nhọn trên cổ cũng ngắn hơn và có màu nâu. Chim non có đuôi màu đen và bộ lông cũng không có ánh kim.
 
Khu vực phân bố:
Phân bố tại các đảo Nicobar, Andaman đến quần đảo Malaisia, Salomon, Timor, Philippine và Côn Đảo (Việt Nam)
 
Chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả và hạt cây.
 
Mô tả chi tiết:
Loài chim đẹp và quý hiếm này thường chỉ sống và làm tổ trên các hòn đảo nhỏ ngoài biển, thường gặp tại những khu vực rừng vắng. Chúng kiếm ăn trên mặt đất, ít khi sinh hoạt trên cây. Bồ câu Nicobar thường sống đơn lẻ, theo cặp hoặc thành từng đàn nhỏ. Chúng thường làm tổ tập đoàn trên cùng một loại cây.
 
Sưu tầm Tien Nguyen

Chim công - Pavo muticus

Chim công hay (tên khoa học: Pavo muticus) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) bộ Gà (Galliformes) sinh sống tại các khu rừng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Loài này có họ hàng gần gũi với loài Công Ấn Độ (Pavo cristatus). Loài chim này đôi khi còn gọi là Công Java, tuy nhiên thuật ngữ này không thật sự chính xác, nó chỉ nên dùng để chỉ một nhóm (phân loài) sinh sống tại đảo Java của Indonesia mà thôi. Khác với nhiều loài chim họ Trĩ, loài này bay rất tốt và có thể bay liên tục. Loài chim này cũng nổi tiếng với bộ lông đuôi tuyệt đẹp và những vũ điệu tán tỉnh kỳ thú. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng săn bắt bừa bãi và sự biến mất của những khu vực sinh sống cho nên loài chim này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao, chúng được xếp vào Danh sách đỏ của IUCN và được bảo vệ bởi công ước CITES.
Đặc điểm hình thái:
Chiều dài cơ thể của con chim công trống trưởng thành có thể đạt tới 1,8-3 m bao gồm cả phần đuôi dài từ 1,4-1,6 m và cân nặng khoảng 3,8-5 kg. Những con chim mái trưởng thành đạt khoảng một nửa chiều dài so với chim trống và có trọng lượng vào khoảng 1-1,2 kg. Sải cánh của loài chim này khá rộng, đạt khoảng 1,2 m đối với chim mái và 1,6 m đối với chim trống. Màu sắc của chúng khá sặc sỡ và đẹp mã, là sự kết hợp của nhiều gam màu nổi bật như là xanh lá cây, xanh lục bảo, xanh da trời, đen, vàng, tím... đặc biệt là ở những con công trống. Chúng nổi tiếng với phần đuôi dài có thể xòe rộng thành hình cánh quạt để phô ra những "con mắt" rất đẹp.
Khu vực phân bố:
Chim công phân bố rộng rãi tại khu vực Đông Nam Á bao gồm lãnh thổ các nước Lào, Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Malaysia và đảo Java (Indonesia), thậm chí trước đây chúng còn phổ biến cả ở Ấn Độ, bắc Myanmar và miền Nam Trung Quốc. Môi trường tự nhiên ưa thích của chúng bao gồm các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới cả nguyên sinh và thứ sinh, những khu rừng lá rụng, rừng tre nứa, thảo nguyên, vùng cây bụi và cả những khu vực canh tác của con người.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống của chim công bao gồm chủ yếu là trái cây, động vật không xương sống, bò sát, lưỡng cư và động vật có vú nhỏ. Thậm chí chúng còn có thể săn bắt và ăn thịt cả nhiều loài rắn độc.
Mô tả chi tiết:
Chim công thường làm tổ trên mặt đất. Mỗi lứa chim mẹ để từ 3-6 quả trứng. Chúng được cho là tồn tại chế độ đa thê, tuy nhiên những con chim trống lại thường sinh sống đơn độc và bảo vệ những con chim mái trong khu vực lãnh thổ của mình trước những con trống khác chứ không thực sự ghép đôi hoặc sinh sống thành đàn.

Kẻ thù trong tự nhiên của loài chim công bao gồm các loài mèo lớn như báo gấm, mèo cát, mèo rừng, hổ...
Mặc dù hiện nay loài chim biểu tượng của đất nước Myanmar được chọn là loài Sếu xám hoàng gia, tuy nhiên loài chim công trong quá khứ đã từng một thời gian dài là biểu tượng của các vị quân vương ở đất nước này. Chúng cũng xuất hiện thường xuyên trong văn hóa và nghệ thuật của nhiều quốc gia khác trong khu vực phân bố, nhất là trong hội họa và văn hóa dân gian.

Sưu tầm Tien Nguyen

Hạc cổ trắng

Tên Việt Nam:
Hạc cổ trắng
Tên Latin:
Ciconia episcopus episcopus
Họ:   Hạc Ciconiidae
Bộ:   Hạc Ciconiiformes  
Lớp (nhóm):   Chim  

 
Đặc điểm nhận dạng:
Con trưởng thành có màu đen ánh lục ở đỉnh đầu, cổ và sau lưng, dưới đuôi màu trắng. Phần còn lại của bộ lông có màu đen ánh đồng ở bao cánh, sau lưng và hông. Con non có bộ lông tương tự nhưng ở màu đen có ánh nâu được thay bằng màu thẫm, lông cổ hơi dài hơn. Mỏ màu đen, mép và chóp mỏ phớt đỏ, chân đỏ thẫm.
 
Sinh học - Sinh thái:
Nơi sống thích hợp nhất là ở các cánh đồng ngập nước, đầm lầy, vùng quanh các hồ lớn. Mùa sinh sản từ tháng 8 - 11 hàng năm, hay gặp làm tổ trong các rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi lứa đẻ khoảng 3 - 5 trứng. Thức ăn là các loài động vật thuỷ sinh, chủ yếu là cá.
 
Phân bố:
Trong nước: Từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ.
Thế giới: Châu Phi, Ấn Độ, Pakixtan, Lào, Cămpuchia, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Philipin.
 
Giá trị:
Nguồn gen qúy, giá trị khoa học cao.
 
Tình trạng:
Số lượng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Đến nay chỉ thỉnh thoảng gặp loài này ở vùng rừng tràm U Minh thuộc Đồng Tháp Mười, vùng Mã Đà (Đồng Nai), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) và một số trảng ngập nước ở rừng Tây Nguyên. Nguyên nhân chính là do mất nơi làm tổ thích hợp, bị quấy nhiễu và có thể do nguồn thức ăn bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh còn tồn dư ở nơi chúng kiếm ăn.
 
Phân hạng: VU A1c,e C2a
 
Biện pháp bảo vệ:
Quy hoạch hợp lý các vùng đất ngập nước là nơi kiếm ăn của loài này như ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc R (hiếm).
Sưu tầm Tien Nguyen
 

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...