Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp



Bệnh ở chim bồ câu 

Nguyên nhân các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp

 Giun mắt bồ câu (Oxyspiruriosis)
Tác nhân gây bệnh là giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.


Bệnh giun đũa bồ câu (Ascallidiosi)

Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.

1. Nguyên nhân

Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.

Vật chủ:Bồ câu

Đặc điểm sinh học

- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.

- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.

- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.

Tác hại của giun:

Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
Bệnh giun xoăn (Ornithostrongylosis)

1. Nguyên nhân

Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: ruột non

- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.

- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.

Bệnh giun tóc (Capillariosis)

1. Nguyên nhân

Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)

Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.


- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.


- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.


Tác hại

Trong quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
 



Các bệnh thường gặp ở bồ câu pháp


Cách phòng - điều trị các bệnh thường gặp ở bồ câu


1. Điều trị
Giun mắt bồ câu
Dùng dung dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
2. Phòng bệnh
Giun mắt bồ câu
- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.
3. Điều trị bệnh giun tóc

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

4. Phòng bệnh bệnh giun tóc

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

5. Điều trị giun xoăn

Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.

6. Phòng bệnh giun xoăn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...