Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Kỹ thuật chăm sóc chim cảnh

Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng riêng, và vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc thích hợp. Tuy nhiên, có một số lưu ý chung, bạn có thể tham khảo trước khi chọn mua một con chim về nuôi. Dưới đây là một số kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo. 

Chăm Sóc Chim Cảnh:
Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng riêng, và vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc thích hợp. Tuy nhiên, có một số lưu ý chung, bạn có thể tham khảo trước khi chọn mua một con chim về nuôi. Dưới đây là một số kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo.

Chọn mua chim cảnh:
Trước tiên bạn phải chắc rằng chú chim bạn chọn là một chú chim khỏe mạnh. Một chú chim bị bệnh thì chẳng có lợi gì cho dù giá có rẻ như thế nào đi nữa. Khi chú chim thể hiện bất cứ triệu chứng bệnh nào thì lúc đó ta biết rằng căn bệnh thường đã chuyển biến phức tạp. Nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác.

Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.

Mua lồng chim:
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.

Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.

Chăm sóc chim cảnh:
Chế độ ăn của chim khác nhau rất nhiều theo từng loại chim, nhưng có một quy luật cơ bản là thức ăn cho chim chỉ nên bao gồm dưới 50% các loại hạt và các loại quả hạch. 50% còn lại nên là rau cải, lá xanh, trái cây, một ít phô mai, thịt ít mỡ đã nấu chín, trứng luộc và những thức ăn của con người thêm một ít nguồn vitamin dạng bột. Nhiều loài chim rất thích sữa chua.

Nếu chú chim của bạn không thích thử thức ăn mới, thử cắt trái cây và rau củ thành những miếng nhỏ như hạt đậu. Đôi khi trộn chúng vào hạt có thể làm cho chim ăn. Bạn có thể cắt bớt khẩu phần hạt của chim một ít. Người ta nói “Đói là loại thuốc thèm ăn tốt nhất”. Cắt bớt khẩu phần đậu của nó gần hết cả ngày cũng được, chỉ cho ăn 1 tiếng buổi sáng và 1 tiếng buổi tối. Suốt cả ngày ta sẽ chỉ cho nó ăn trái cây và rau củ. Nếu nó hơi đói một chút, nó sẽ thử thức ăn mới.

Ở trong thiên nhiên, chim ăn nhiều loại hạt hạch, những miếng thịt nhỏ, thỉnh thoảng còn ăn trứng của chim khác. Vậy làm thế nào để ta gắn liền sự khác biệt này? Quy luật cơ bản là nếu thực phẩm nào tốt cho người thì nó cũng tốt cho chim. Chim thích mì Ý hay một ít thịt gà. Trứng luộc kỹ cũng là một món khoái khẩu của chúng. Quả hạnh nhân, quả óc chó, hay những loại quả hạch khác cũng tốt nếu cho ăn với số lượng ít. Nhiều loại chim thích phô mai và sữa chua. Thức ăn cho khỉ cũng là một món ngon và là một nguồn protein tuyệt vời cho chim. Nó luôn có sẵn ở hầu hết các tiệm bán thú cưng. Mai mực và những miếng khoáng chất là nguồn canxi tốt cho chim.

Ngoài ra còn phải chắc chắn cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim. Một số loài như vẹt xám Australia và chim budgies, uống rất ít nước và có thể hấp thu vitamin dạng bột được trộn vào thức ăn ẩm.


Giữ an toàn cho chim:
Những người đã nuôi mèo con hoặc chó con đều biết chúng là những thú cưng nghịch ngợm, thích khám phá có khuynh hướng tìm kiếm tất cả những vật dụng có sẵn trong nhà. Từ những kinh nghiệm đối với chó mèo, ta có thể sẽ sẵn sàng hơn trong việc giữ an toàn cho chim trong nhà của chúng ta. Hãy đặt lồng chim ở những chỗ an toàn nhất để chúng không bị sợ hãi khi thấy bóng dáng của các vật nuôi khác.
Không giống như chó và mèo, chim có thể bay. Chim hay bay vào cửa sổ hay cửa kiếng, tự làm bị thương chính mình. Giấy decal hay màn cửa giúp chim có hể thấy được và tránh không đâm vào.

Ngay cả một chú chim có lông cánh bị cắt cụt vẫn có thể bay một cách kích động dẫn đến tai nạn trong nhà. Quạt trần rõ ràng là thứ nguy hiểm nhất, nhưng những vật dụng máy móc khác cũng không kém phần nguy hiểm. Chim có thể gặp nguy hiểm khi rơi vào máy nhào bột chạy điện trong bếp. Chúng có thể bay và đáp xuống những bề mặt nóng hay nước sôi. Hãy chuẩn bị cho những bất ngờ mà chúng đem lại cho bạn. Nếu bạn mở cái lò nướng đang nóng ra, chú vẹt của bạn có thể chui tọt vào ngay!

Các bạn cũng nên đề phòng việc chú chim có thể trốn thoát và xảy ra tai nạn. Các chủ nhân của những chú chim được huấn luyện tốt hay muốn các chú chim đậu trên vai mình. Hầu hết các chú chim lớn nhanh khi được quan tâm chăm sóc và tiếp xúc với người, nhưng chúng sẽ tiều tụy đi khi bị bỏ bê. Do đó hãy làm cho tất cả các phòng trong nhà của bạn an toàn đối với chim.

Chim thì cực kỳ nhạy cảm đối với các loại độc tố, đặc biệt đối với chất độc trong không khí. Chim Vàng Anh có thể phát hiện và cảnh báo được khí gas tích tụ trong không khí. Các loại thuốc tẩy rửa, như thuốc tẩy dùng cho lò bánh, sản sinh những chất độc dạng hơi rất nguy hiểm và có thể gây ra cái chết cho chim. Ngay cả với những mùi quá nồng sinh ra khi nấu ăn và khói cũng là hiểm họa đối với chim. Các vật dụng nấu ăn không dính cũng là một mối lo. Khi nấu quá lâu, những mùi này có thể giết các chú chim.

Những chú chim có thể chết đuối trong những nơi có mực nước không cao. Những ly nước để thẳng đứng có đường kính nhỏ có thể nguy hiểm như nước nóng. Bồn toilet, nếu không được đậy, có thể gây ra nhiều tai nạn cho chim. Chim thích chơi với nước, và nếu có sự giám sát, chim còn có thể tắm vòi sen với chủ của chúng. Thuốc xịt phòng tắm và keo xịt tóc cũng có thể làm hại chim.

Chúng ta còn phải quan tâm đến việc chim hay cắn. Hầu hết các loài chim thích cắn bất cứ thứ gì chúng có thể với mỏ tới. Chúng ta phải cung cấp các loại gỗ an toàn và những đồ chơi cho chim cắn để khuyến khích tập tính này của chúng. Ngoài ra ta còn phải dọn dẹp những vật dụng nguy hiểm trong nhà chúng ta. Bất cứ thứ gì làm bằng chì bắt buộc phải dẹp bỏ, giấu kỹ dây điện, không trồng những loại cây độc hại trong nhà.

Hãy nhớ rằng những thứ mà gây nặng mùi với chúng ta thường có thể gây tử vong cho chim. Bút có đầu bằng nỉ có mùi thơm gây độc cho chim. Nước đánh bóng và rửa sơn móng tay, mùi của sơn, khói thuốc lá, mực màu, và bình xịt các loại là những thứ nên tránh. Những loại thú cưng khác, như mèo, không nên được để lại gần chim.

Nhận biết khi nào chim cảnh bị bệnh:
Những chú chim chết bất ngờ thường bệnh đã lâu nhưng không có ai phát hiện ra. Nhưng có một số dấu hiệu cho ta biết khi nào chim bị bệnh. Bạn cần biết nhận ra những đặc điểm đó. Khi bạn đã biết được chim bị bệnh, bác sĩ thú y sẽ có thể chữa trị được kịp thời.

Một số những dấu hiệu rõ ràng nhất là phân chim. Phân chim thường bao gồm phân xanh và phân đen. Đi kèm theo là nước tiểu và urate, một chất thải có màu trắng kem. Phân có chất lỏng màu vàng như mù tạt, có máu hay màu nâu bạc là bất bình thường. Những chú chim khỏe mạnh ăn thường xuyên và thải ra nhiều phân. Chim bị bệnh có thể có ít phân hơn, hay không có phần lắng trong phân, chỉ mang màu trắng và ở dạng lỏng.

Một dấu hiệu bệnh nữa của chim là sự thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như uống nước quá nhiều. Một chú chim không thích ăn chắc chắn là bị bệnh. Ngoài ra thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó có ngưng không nói, hay nó buồn ngủ và hôn mê? Nó có rúc vào đáy lồng hay ngồi thấp và xù lông lên không? Nó có rúc đầu vào dưới cánh không? Còn lông của nó như thế nào? Nó có trở nên lờ đờ không? Nó có ngừng rỉa lông không? Nó có bị sụt ký không? Bất cứ những triệu chứng nào như trên đều có thể chỉ ra những căn bệnh nghiêm trọng tiềm tàng.

Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chim đang bị khó thở cho thấy chim đang mắc bệnh. Mở miệng ra để thở hay tạo nên những âm thanh lớn như tiếng lách cách hay khò khè cũng là vấn đề. Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu bệnh về đường hô hấp. Nếu chim bị ói thì cũng là một điều rất bất thường trừ khi nó nôn ra để cho bạn đời hay chim non ăn.

Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu của bệnh, tương tự mắt bị sưng cũng là dấu hiệu bệnh. Đương nhiên, bất cứ chấn thương hay vết thương hở nào cũng cần phải được chăm sóc ngay lập tức.

Nếu chú chim của bạn thể hiện bất cứ những dấu hiệu bệnh nào như trên, hãy mang chú chim của bạn đến bác sĩ thú y ngay. Trong khi đó, giữ ấm chú chim của bạn 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Để thức ăn và nước uống dưới đáy lồng nếu chú chim quá yếu. Đừng bao giờ cho chim uống thuốc của bạn, thuốc kháng sinh hay thuốc của cửa hàng nơi bạn mua chim. Những thứ này sẽ gây hại và chẳng mang lại lợi ích gì cả. Bác sĩ thú y sẽ biết cách chữa trị cho chú chim của bạn.

Cắt tỉa cánh, mỏ và móng chân cho chim:
Bất cứ chú chim nào trong nhà bạn cũng cần tỉa lông cánh nếu như nó không phải là chim nuôi trong lồng. Chấn động thường xảy ra khi chim bay va vào cửa kính hay gương. Những vết bỏng trầm trọng do chim bị rơi vào nồi nước, hay trên những lò lửa. Nhiều chú chim đáng yêu bay ra khỏi cửa sổ hay cửa chính và không bao giờ thấy quay lại!

Tỉa cánh có thể làm ở nhà, hay ở bác sĩ thú y. Không bao giờ cắt “lông máu”. Đây là chiếc lông mới vẫn còn trong lớp màng bảo vệ. Nó vẫn còn nối với nguồn cung cấp máu và sẽ chảy máu nếu bị cắt hay bị gãy. Nếu bạn vô tình cắt phải thì cách duy nhất để cầm máu là túm chặt cánh và kéo chiếc lông ra khỏi gốc của nó. Nếu như tỉa cánh tốt thì chú chim có thể vỗ cánh bay lên khỏi mặt đất một chút nhưng không thể bay xa. Điều này chỉ có thể xảy ra khi ta cắt những chiếc lông ở cả 2 cánh. Một khi đã tỉa cánh cho chim xong, để chú chim xuống đất, cho nó khám phá ra là nó không thể bay được nữa.

Mỏ của một số loài chim có thể không cần phải cắt bớt, nhưng những chú chim khác có đỉnh mỏ quá dài hay những vết rạn cần phải mài nhẵn. Mỏ có một nguồn cung cấp máu và thần kinh cho nên bạn nên để bác sĩ thú y quyết định nên cắt bớt bao nhiêu. Hầu hết bác sĩ thú y đều có một vật dụng nhỏ đặc biệt để mài. Điều này không được khuyến khích ở nhà. Chim có “mỏ kéo” cần được cắt và chỉnh mỏ lại thường xuyên.

Cắt móng là qui trình chăm sóc chim thông thường nhất. Ta có thể làm việc này ở nhà, nhưng ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của chuyên gia. Móng sẽ chảy máu khi cắt, và một loại bột cầm máu như “Quik-stop” sẽ cầm máu tốt. Vẹt có móng rất sắc và có thể làm đau người nào mà nó đậu lên vai. Đừng cho chim đậu lên giấy nhám để làm mòn móng của nó. Những chỗ đậu như thế gây ra nhiều vấn đề cho chân chim, như lở loét gây nhức nhối cho chim theo thời gian.
Sưu tầm Tien Nguyen






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...