Chim họa mi chiến đánh nhau chỉ vì 2 lý do. Một là bảo vệ con mái; Hai là bảo vệ lãnh địa. Vì thế, một con chim họa mi chiến không thể thiếu 1 con mái tốt!
Có 3 thứ luôn gắn với chàng - chim họa mi chọi đó là chiếc lồng, bộ cóng và con mái. Những thứ đó vừa là thứ trang sức cho chàng, vừa thỏa đam mê, thể hiện đẳng cấp của chủ nhưng đồng thời cũng góp phần quan trọng để chàng chiến thắng trên võ đài.
Lồng trước hết nói về công dụng thì là nơi để chàng ăn, ở, ngủ nghỉ. Thực ra, chàng vốn không thích lồng vì lồng là nơi giam hãm sự tự do của chàng nhưng vì bắt buộc phải ở đó nên lâu dần chàng cũng quen.
Anh T. cho biết, thực ra chàng không quan trọng lắm lồng rẻ hay lồng đắt, lồng Trung Quốc hay lồng Việt Nam mà quan trọng là nó tiện dụng, thoải mái và phù hợp với chàng ở từng thời điểm.
Lồng chim được làm bằng nhiều loại như tre, trúc, gỗ, Inox, sắt, xương… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lồng tre, lồng trúc.
Riêng lồng Họa mi chiến cũng có nhiều loại: lồng Trung Quốc, lồng Lạng sơn, lồng Thủ Đức...
Lúc mới từ rừng về, thể lực còn yếu, chưa quen với môi trường phố thị, chàng sẽ được chủ cho ở chiếc lồng nhỏ, phủ áo lồng nhỏ. Rồi theo thời gian và tình trạng sức khỏe của chàng, kích thước chiếc lồng sẽ to dần.
Người Trung Quốc có câu 'Chim nhảy qua 4 lồng mới biết chọi nhau' để cho thấy từng giai đoạn luyện tập, chàng sẽ ở những chiếc lồng khác nhau.
Nhưng với người nuôi thì khác, họ cho rằng, 'chim quý phải ở lồng son'.
Không thể phủ nhận, chiếc lồng thể hiện tình cảm của ông chủ với chàng. Ông chủ có yêu quý chàng, có coi chàng như báu vật thì mời bỏ công đi tìm những chiếc lồng tốt hay bỏ cả đống tiền mua chiếc lồng quý để cho chàng ở.
Bởi lẽ, chiếc lồng thông có thể có giá vài chục, vài trăm nghìn, loại đắt hơn vài triệu, vài chục triệu thậm chí có loại có giá lên tới vài trăm triệu.
Lồng có nhiều hình dáng, kích cỡ phù hợp với thể lực của từng chàng họa mi
Tuy vậy, không phải tình cảm của chủ với chàng tỷ lệ thuận với độ đắt của chiếc lồng. Nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của ông chủ, nhưng anh T. cho rằng:
-Dân chơi chim chuyên nghiệp chí ít cũng thuộc hàng khá giả cả!
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hội Quán Họa mi Việt Nam, 'nhà ở' cho chàng cũng là cách mà ông chủ thể hiện đẳng cấp của mình hay đơn giản là chủ của nó cũng mê lồng hệt như mê chàng.
Hiện có 2 nơi chính cung cấp lồng cho dân chơi chim đó là làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội) và Trung Quốc nhưng có vẻ lồng Trung Quốc đang chiếm ưu thế.
Những chiếc lồng đắt tiền nhất thường được làm bằng ngà voi, các nan lồng làm bằng đồi mồi, gỗ sưa đỏ có giá từ 500 đến 800 triệu đồng.
-Ngay cả chiếc cóng (đựng đồ ăn, nước uống – PV) của nó cũng sang chảnh em à. Có những bộ giá lên tới vài chục triệu đồng!
Cóng cũng có nhiều hình dáng, làm từ một số chất liệu như đất nung, sừng, ngà voi, sứ… phổ biến nhất vẫn là cóng sứ.
Một bộ cóng thông thường sẽ có 3 chiếc, 2 chiếc đựng đồ ăn, 1 chiếc đựng nước uống. Cũng giống như lồng chim, những bộ cóng cũng thu hút người nuôi chim.
Anh T có rất nhiều bộ cóng nhưng quý nhất là 4 bộ, trong đó có bộ cóng tích 108 vị anh Hùng Lương Sơn Bạc đặt bên Trung Quốc.
Đây là bộ cóng do anh thiết kế và cất công sang Trung Quốc đặt một nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc làm.
Phải mất hơn 5 tháng trời và 30 triệu đồng anh mới sở hữu được bộ cóng quý này. Anh lấy 4 bộ cóng quý nhất cho chúng tôi xem.
Bộ cóng quý 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trị giá 30 triệu đồng của anh T.
Từng đường nét rất tinh sảo
Dưới đáy mỗi chiếc cóng khắc tên chủ nhân
Nhìn từng đường nét tinh sảo trên bộ cóng quý, 108 vị anh hùng không thiếu một ai, từng nét mặt, sắc thái, hình dáng đều thể hiện được khí khái của các vị anh hùng đó.
Trực tiếp nhìn nó người ta mới hiểu tại sao để sở hữu được nó anh T lại tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc như vậy.
Bộ cóng có tên Anh hùng tương ngộ
Bộ Cóng khắc hình Quan Vân Trường
Nhưng như thế theo anh T vẫn là chưa đủ với chàng nếu thiếu đi nàng chim họa mi mái.
Bởi lẽ, ở cái chốn phố thị này, ngoài chủ ra, chàng chỉ có nàng làm bạn. Nàng khiến cuộc sống của chàng trở nên tươi đẹp hơn. Nếu như các anh hùng ra trận không đem theo người đẹp thì chàng khi ra trận không thể thiếu nàng.
Nghe đến đây tôi bảo:
-Giống như đằng sau một người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ ý anh nhỉ!
-Ừ, đúng rồi đấy. Khi có nàng ở đó, chàng phải thể hiện mình là một chú chim mạnh mẽ, chàng có thể bảo vệ nàng.
Thực ra chim họa mi chiến đánh nhau chỉ vì 2 lý do thôi em ạ. Một là bảo vệ con mái; Hai là bảo vệ lãnh địa.
Vì thế, một con chim họa mi chiến không thể thiếu 1 con mái tốt!
Anh khẳng định, nếu tìm được một nàng họa mi mái tốt, có khả năng dỗ chàng, cổ vũ chàng chiến đấu, thì chủ hầu như yên tâm về nàng mà chỉ cần lo chăm chàng thật tốt.
Tìm họa mi mái khó không khác gì chim chọi. Dân chơi chim không ai bỏ ra đến vài chục triệu để mua một nàng họa mi mái. Nhưng nếu đã có chim mái tốt thì hầu như họ sẽ không bán. Vì thế, việc tìm vợ cho chàng cũng lắm công phu!
Tủ trưng bày những bộ cóng thường của anh T
Những bộ cóng quý hơn được chủ nhân trưng bày ở những chiếc tủ như thế này. Còn 4 bộ cóng quý nhất anh T không trưng bày mà cất giữ rất cẩn thận.
Còn tiếp...
Theo L.T/Đất Việt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?
NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...
-
Thông thường các bạn bắt chim họa mi mộc nên lựa chọn: - Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim g...
-
Chim chào mào phá đuôi hay còn gọi là phá vĩ làm cho đuôi nhìn rất xấu và lúc nào cũng xơ xác như cái chổi trà . Chim phá vĩ cũng có rất nh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét