Trong thú chơi chim cu thì bẫy lụp cây là đỉnh của nghệ thuật, tuy nhiên để bẫy được con bổi bằng lụp cậy là một điều không đơn giản, nhất là trong điều kiện chim bổi trận như hiện nay.
Để bắt được con bổi ta cần 3 yếu tố đó là tài nghệ của con mồi, trình độ của người chơi và các yếu tố bên ngoài tác động vào (độ căng của con bổi, các yếu tố về thời tiết......)
Trong yếu tố trình độ của người chơi tôi muốn đề cập đến vấn đề tạo nhánh thế khi đánh lụp cây. Bằng kinh nghiệm non kém và trình độ hiểu biết hạn hẹp của mình tôi tạo Topic này viết ra một số kinh nghiệm để mọi người tham khảo, góp ý và bổ sung thêm cho thú chơi thêm phong phú.
1/ Thông thường đối với người mới chơi khi đi bẫy chim mà gặp chim bổi thì thường nôn nóng treo ngay mồi lên mà ít để ý đến nhánh thế làm như vậy cho dù con mồi có hay, con bổi có căng cũng ít khi bắt được. Đối với người có kinh nghiệm thì không như vậy, người ta phải quan sát xem có thể tạo được nhánh thế để bắt con bổi hay không, nếu không có thì người ta không đánh vì mất thời gian và con mồi bị con bổi quần cho nhừ tử mà không bắt được
2/ Dụng cụ tạo thế : Là một cây sào ở đầu có một cái câu liêm. Cây sào phải cứng và nhẹ. Câu liêm phải làm bắng thép ( Được làm bằng lưỡi cưa là rất tốt ), câu liêm phải mỏng và rất bén, hình dấu hỏi ( Ta không nên làm câu liêm cong quá, không tạo răng cưa vì móc cành không ngọt và hay bị vướng ). Câu liêm tạo xong khi móc cành to bằng ngón tay cái mà đứt ngọi, cây không bị rung nhiều, không tạo tiếng kêu lớn là đạt tiêu chuẩn . Các bác nên nhớ đối với dân đánh lụp cây thì cây sào là một yếu tố rất quan trọng.
3/ Nhánh thế cơ bản : Nhánh thế cơ bản là nhánh thế cao hơn cầu tử từ 30 đến 40 Cm, xa cầu tử khoảng 40 đến 80 Cm. Khi treo lụp ta không nên để cầu tử song song với nhánh thế mà nên bẻ lụp cho cầu tử hơi nghiêng vào nhánh thế thì khả năng bắt bổi cao hơn vì khi con bổi nhảy mà có trượt thì theo quán tính nó thường đâm vào mặt lụp và bị bắt.
4/ Những nhánh tối kỵ cần loại bỏ khi đánh lụp cây .
-Nhánh phía trước mặt lụp và vuông góc với cầu tử, nếu các bác không loại bỏ nhánh này thì con bổi thường đứng ở đó đấu với con mồi mà không nhảy, hoặc nếu có nhảy cũng không bắt được.
-Nhánh ngay sau lưng lụp , nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu với mồi, không bắt được bổi
-Nhánh phía trước mặt lụp, song song với cầu tử nhưng nhưng thấp hơn cầu tử, nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu rồi nhảy ( nhảy bướm ) khả năng bắt được rất thấp, thường chỉ được mấy cọng lông đuôi.
5/ Chọn cây để tạo nhánh thế : Ta nên chọn cây bên ngoài hơi rậm nhưng bên trong lại thóang và có nhiều cành. Ưu tiên cho nhưng cây đứng riêng lẻ ( Cội độc lập ). Cây quá ít lá không nên chọn vì lụp bị lộ, chỉ bắt được những con bổi chưa bao giờ bị bẫy và không biết chim mồi và cái lụp là gì . Cây quá rậm thì khó tạo thế, tối quá nhiều con mồi và bổi không giám chơi.
6/ Thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh lụp cây :
-Nếu trời nắng : Không được quay mặt lụp ra hướng nắng vì chim mồi bị nắng nhanh mệt, bị chói mắt cho nên đấu với con bổi không ngon, khi cao hứng nên thì nắm phơi nắng rỉa lông, lúc đó các bác chỉ còn cách lấy thuốc lá ra hút để mà đợi.
-Nếu trời gió : Thí dụ gió thổi từ hướng đông sang hướng tây thì ta treo lụp ở phía tây của cây thế và ngược lại. Treo như thế đỡ bị xoay lụp vì gió thổi, khi bổi về dạn nhảy hơn vì nhánh thế khuất gió ít bị đu đưa.
7/ Nhánh đặc biệt :
Trường hợp gặp cây cội không tạo được thế mà chỉ có một nhánh treo lụp nằm ngang mà ta bắt buộc phải đánh thì cứ treo lụp lên cành đó, cách thân cây khỏang 50 cm trở lên, bẻ lụp sao cho cầu tử tạo với nhánh treo lụp một góc khoảng 45độ.
Gặp con bổi đấu vời mồi thì ít mà cứ đi lại trên nhánh thế mà không nhảy thì lần đánh sau ta cắt cụt một phần nhánh thế đó đi thì có khả năng bắt được nó cao hơn.
8/ Đánh ép tàn ( Dấu lụp ) :
Cách này dùng để đánh những con bổi trận. Khi treo lụp, ta ép lụp vào tàn cây sao cho chim bổi về không thể nhìn thấy con mồi, chỉ để một nhánh thế, các cành phía trước và phía sau lại bỏ hết. Chim bổi về nhánh thế tìm không thấy chim mồi, thấy cầu tử, nhảy.
9/ Khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế với từng con bổi :
Thông thường con bổi giọng thổ thường ít chuyền cành và nhảy êm, con bổi giọng đồng và son thì ngược lại cho nên khi treo lụp đối với con bổi giọng thổ ta để khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế gần hơn con bổi giọng đồng và son.
Trường hợp bổi về đấy khá lâu mà không nhảy các bác nhớ nghe chất giọng và quan sát cách chuyền cành di chuyển của nó để ra tạo lại thế hoặc lần sau đánh ta tạo khoảng cách hợp lý giữa cầu tử và nhánh thế thì khả năng bắt cao hơn.
10/ Đem bao nhiêu chim mồi khi đi đánh :
Thông thường khi đi đánh lụp cây các nghệ nhân thường đưa đi hai con mồi, nếu có điều kiện thì một con giọng thổ và một con giọng đồng để khi chim bổi về nó hợp con mồi nào thì để cho con mồi đó bắt. Một con chim mồi ít khi hội đủ tất cả các yếu tố mà ta mong muốn, thường thì được mặt này thì mất mặt khác. Ta nên chọn một con có nước ngoài tốt và một con có nước trong tốt, một con nhanh sào và một con hơi chậm một chút.
Khi đánh ta không nên treo hai con mồi gần nhau quá vì như vậy khi bổi về phân vân không biết nhảy con nào, hoặc gặp con bổi nhát mà hai con mồi làm giữ quá nó sợ và dạt ra ngoài. Khi treo tuyệt đối không được cho hai con mồi cây nhìn thấy nhau, đánh như thế nó sinh ra tật chòi lồng, thời gian dài hư luôn cả hai con mồi.
Nếu bác nào có một con mồi hay cả nước trong và nước ngòai mà lại may bổi nữa thì tốt nhất chỉ nên đánh một con mồi đó, khi đó bắt bổi rất nhanh vì chim bổi về nó không có quyền lựa chọn thứ hai.
11/ Trường hợp mồi và bổi quá sung :
Trường hợp đi rừng gặp bổi ta chưa kịp tạo thế đang cầm chim mồi trên tay nó đã đấy với con bổi, nếu ta đang tạo thế mà chim bổi về nó nhìn thấy ta thì khả năng bắt được nó rất ít. Trường hợp này các bác cứ treo ngay con mồi nhanh sao lên mà không cần tạo thế rồi cầm con mồi kia đi cách xa khoảng hơn 50 m , khi thấy con bổi đã về và đấu với con mồi thì ta nhẹ nhàng tạo thế, tạo xong ta treo con mồi thứ hai lên đợi nó kêu rồi chịu khó đánh một vòng cua 180 độ đi ngang chỗ con bổi, khi đó con bổi sẽ bay sang chỗ con mồi thứ hai và bị nó bắt.
Thế này áp dụng cho những chú bổi khi về đấu vối mồi mà không vào nhánh thế chỉ bu bám trên nóc lồng, đá bạch bạch nghe mà thót tim, thấy mà không dám nhìn ,bổi kiểu này dể làm cho con mồi bể. Ta ra lấy lụp xuống bể vài cành lá nhỏ của cội đó thì càng tốt che chắn trước mặt lụp ,một vài cành trên nóc không cho con bổi nhìn thấy mồi hehe trốn mà .khi nó trở lại vẫn tật củ bu lồng nhưng mặt sau và trên nóc thì khó đậu quá,mặt trước thi có chổ ,, thế là vào túi rút
THẾ SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG
Thế này là một thế độc dành cho việc tập mồi phát lỡ có tác dụng bắt chim cực nhanh, tạo thói quen cho mồi bắt chim bổi mà ít hoảng nhưng nhược điểm của nó là phi nghệ thuật ... coi hổng đã - thích hợp cho trường phái thực dụng. Đó là chọn những cây cao nhỏ nhưng không có cành chuyền, cành đậu móc lưng lồng dựa vào thân cây, cầu tử khổng lộng giữa trời - nhành tử cũng là cầu tử - cầu tử cũng là nhánh tử - khi nghe chim mồi gáy chim bổi chỉ cần nhập tàng là ... cho vào túi rút. Đặc biệt thế này nếu áp dụng rất hiệu quả những trường hợp như Thế Trốn tìm của bác Thuyết Trương là khi gặp những chú bổi khi về đấu vối mồi mà không vào nhánh thế chỉ bu bám trên nóc lồng, đá bạch bạch nghe mà thót tim, thấy mà không dám nhìn ,bổi kiểu này dể làm cho con mồi bể, ta áp dụng cách này thì chỉ có ... tóm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét