Giới thiệu các bạn một số loại chim và các phân biệt chúng, chọn chim, tìm mua:
1. CHIM HỌA MI THUỘC
Chim Họa Mi đã đuợc nuôi trong lồng ít nhất 24 tháng, đã 2 lần thay lông trong lồng, tính cách, hình thể đã hoàn toàn ổn định (to, nhỏ, ngắn dài, chọi,hót, hoạt, định, đã rõ ràng) đã quen người,hoàn cảnh nuôi dốt, môi trường thành thị và có thể điều khiển cho hót theo ý chủ.
2. CHIM HỌA MI MỘC DỞ (BỔI LỠ)
Chim Họa Mi đã được nuôi trong lồng từ 3 tháng đến dưới 2 năm (đã một lần thay lông trong lồng hoặc chưa lần nào) đã tương đối quen người nhưng tính cách hình thái chư ổn định.
3. CHIM HỌA MI MỘC (BỔI)
Đây là chim mới bẫy được, còn dốt trong hộc nhỏ, đã biết ăn cám, gạo, nhưng còn rất nhát, khi mua về thả ra lồng to nếu không có phương pháp chúng sẽ sợ nhảy thúc vỡ cả mặt mũi và không giám hót.
4. CHIM HỌA MI NUÔI NON
Đây là chim Họa Mi được bắt từ khi còn nằm trong tổ, chim được chủ chăm sóc, mớm thức ăn từ khi còn nhỏ. Về cơ bản chim giống chim Thuần. Chân Họa Mi non màu nhạt, trắng hơn, màu lông nhạt hơn mi già rừng và đặc điểm của chim Họa Mi non là hay bị tật ngoái ngửa. Cách để phân biệt chim Họa Mi nuôi non khá chính xác đó là bạn cho tay vào lồng, chim sẽ há mỏ chờ ăn.
5. CHIM HỌA MI GIÀ RỪNG
Đây là chim HM đã sống ít nhất 1,5 năm trong tự nhiên, đã 2 lần thay lông trở lên, bản năng hoang dã đã rõ ràng, đã có cứ địa, đã sinh con đẻ cái.
6. CHIM HỌA MI BÁNH TẺ (CHIM TƠ)
Chim Họa Mi có tuổi đởi tự nhiên từ 1 đến 5 tháng tuổi,mới rời tổ, vẫn sống theo đàn, đã tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ cho ăn và bảo vệ, chưa có lãnh địa, chưa thay lông. Dễ thuần, mau hót và cũng siêng hót,nhiều con dám đấu hót với cả chim thuộc.
7. CHIM HỌA MI CON
Chim Họa Mi mới nở còn nằm trong tổ, chưa biết tự ăn, người nuôi phải đút cho ăn (thường là dưới 10 ngày tuổi) hay mắc bệnh (quăn lông, vẹo chân, lệch mỏ...) cần chăm sóc chu đáo, nhưng rất bạo, thuần và nếu biết cách có thể dạy được nhiều trò,hay hót .
Nguồn : Internet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?
NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...
-
Thông thường các bạn bắt chim họa mi mộc nên lựa chọn: - Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim g...
-
Chim chào mào phá đuôi hay còn gọi là phá vĩ làm cho đuôi nhìn rất xấu và lúc nào cũng xơ xác như cái chổi trà . Chim phá vĩ cũng có rất nh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét