Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Chơi chim đất Hà thành: “Chào Mào đang được giới chơi chim ưa chuộng”

Hội trưởng hội chim Chào mào Hà Nội, Nguyễn Quốc Toản đã bất bí như thế với PV báo điện tử GDVN khi nói về thú chơi mới của giới "mộ" chim chọi Hà Thành.
Không phải đầu tư nhiều tiền như chơi Họa mi, nhưng tiếng hót cùng tinh thần “thượng võ” mỗi khi lên sàn của những chú Chào mào cũng không hề thua kém. Chào mào đang được nhiều tay chơi trong giới chọi chim Hà Thành săn tìm.
Chào mào đang được giới săn chim chọi Hà Thành lựa chọn
Theo lời kể của Nguyễn Văn Sơn một tay săn chim chào mào có tiếng tại Hà Đông, chào mào được "chuộng" trở lại cách đây khoảng 3 năm. Có một thời gian nó gần như bị bỏ quên và không được người chơi quan tâm. 
Việc chọn lựa chim chào mào cũng không hề đơn giản. Theo lời kể của Sơn để chọn được chú chim chào mào có đủ phẩm chất để tham gia chọi trong các cuộc thi không dễ. Tổng hòa khả năng mỗi chú Chào mào thì 30% là phẩm chất, 40% là khả năng huấn luyện của mỗi chủ chim, 30% còn lại phụ thuộc vào thức ăn cho chào mào ăn.

Cũng theo như Sơn, chào mào thì hầu như vùng trên đất nước ta cũng có nhưng khả năng của mỗi loại chim chào mào mỗi vùng lại khác nhau. Như chào mào sống tại miền Trung nước ta có giọng hót khỏe, và gần như hót mau mỏ trong cả buổi thi đấu.

Trong khi đó những chú chào mào vùng đồng bằng Bắc bộ thì trước mỗi trận đầu thường có những động tác xòe cánh, xù lông dọa đối thủ. Nhưng nếu đối thủ hót đều mỏ, tiếng hót vang kêu to thì thường sớm bỏ cuộc.
Hai chú chim chào mào đua giọng trong một cuộc thi
 Chào mào đang dần trở nên thú chơi phổ biến, thông dụng, vừa tao nhã tại Hà Nội. Vì vậy những người yêu thích loài chim này đã thành lập những hội, chi hội chơi chim chào mào. Riêng ở Hà Nội đã có mấy hội hầu hết các quận huyện đều thành lập hội để sinh hoạt chia sẻ sở thích với nhau.

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam anh Nguyễn Quốc Toản - hội trưởng hội chim chào mào Hà Nội (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết thành viên trong hội cũng mỗi người hoàn cảnh, nghề nghiệp. Cùng chung sở thích nuôi và yêu thích loài chim này tập hợp lại thành hội.

Cũng như lời anh Toản trong hội có người sở hữu những chú Chào mào giá chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng cũng có người sở hữu chú chào mào giá đến vài nghìn đô.
Việc chăm chim Chào mào cũng không quá khắt khe như Họa mi, Sáo, Vẹt… Chào mào tỏ ra dễ tính với chủ nhân, chỉ cần đảm bảo đủ nước uống, nước tắm. Người chăm sóc cũng tiện hơn, vì vậy thú chơi loài chim này ngày một phổ biến.

Theo tìm hiểu thì không chỉ ở Hà Nội, hầu hết các tỉnh miền Bắc đều có các hội chơi chim chào mào. Mỗi năm các hội chim chào mào tại các tỉnh đều tổ chức các cuộc thi và mời các hội chim Chào mào tại các nơi về tham gia đấu chọi.

Thể lệ cuộc thi đều giống nhau, khi thi đấu nếu chào mào nào hót mỏ không đều, rỉa lông, ăn thức ăn… được cho là thái độ thi đấu không tốt sẽ bị loại. Ngược lại nếu lồng nào chào mào hót đều mỏ, xòe cánh, dựng lông dọa nạt đối thủ, hót âm lớn trên tiếng đối thủ sẽ lọt vào vòng trong.
Sưu tầm Tien Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám tốt quyết định? Chim hay tố chất bản lĩnh? hay tay nuôi kinh nghiệm?

NẾU CẢM THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN VUI LÒNG CLICK QUẢNG CÁO ỦNG HỘ TRANG WEB => CẢM ƠN ĐÃ QUAN TÂM <= Hello anh em! lâu lắm rồi tôi...