MÔ TẢ
Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.
PHÂN BỐ
- Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.
NƠI SỐNG VÀ SINH THÁI
Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.
SINH HỌC
- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
- Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trừng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 15 quả là ( 27,6 x 21,8 mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trừng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc , khoảng 2 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.
- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.
THỨC ĂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC
Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Lúa hạt ngắn, trước khi cho ăn, họ thường rữa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ chúng nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy ... ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì ... ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.
2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lòng chim thường treo ngoài nắng, thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.
3. Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng ( ve ) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn ( spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời.
Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.
4. Đất đen - ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.
5. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.
6. Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban ... thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra .
7. Sự hoản sợ ban đêm - Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa ( hoản sợ ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới ( đổi chổ, chim bổi mới...). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.
Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.
8. Nhiệt độ - Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẻ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.
Sưu tầm Tien Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét